Năm 1998 ông T kết hôn lần hai với bà Nguyễn Thị B có đăng ký kết hôn và tạo lập được một ngôi nhà năm 2006 trên mảnh vườn. Ông T và bà B không có con chung, bà B có một người con nuôi. Năm 2017, nhà nước có chủ trương làm lại sổ đỏ, vì bà M không có công tạo dựng nên đất đai nên các con của ông T và bà M (vợ đầu) không đồng ý để bà B đứng tên với ông T trong sổ mới. Để làm được sổ đất mới, chính quyền yêu cầu tất cả các con của ông tuệ phải ký vào biên bản họp gia đình xác nhận cho ông tuệ và bà ba đứng tên sổ đỏ, vì chưa đồng ý có tên bà B trong sổ mới nên các con của ông T chưa ký. Trước các con, ông T luôn khẳng định sẽ để lại toàn bộ đất đai của ông cho con trai là anh D nhưng ông không lập di chúc. Các con gái của ông T cũng đồng quan điểm là để đất lại cho con cả là anh D. Vậy kính nhờ luật sư tư vấn giúp:
1. Chia thừa kế như thế nào nếu không may ông T qua đời trước bà B ?
2. Có biện pháp gì tốt nhất để bà ba không thể bán mảnh đất của tổ tiên nếu không may ông T qua đời trước ?
3. Để giữ lại được đất đai hương hỏa của tổ tiên thì ông T có thể ủy quyền cho anh D đứng tên sổ đỏ mới không ?
4. Hoặc anh D có thể đứng tên chung trong sổ cùng ông T và bà B được không ?
5. Bà Nguyễn Thị B sẽ có những quyền lợi gì trên mảnh đất mà bà chỉ có công xây dựng căn nhà cùng ông T năm 2006.
Chân thành cảm ơn luật sư !
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Công ty Luật Minh Khuê. Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật đất đai ?
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Bộ luật Dân sựnăm 2015
Luật Đất Đai 2013
Chia thừa kế như thế nào nếu không may ông T qua đời trước bà B?
“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế…”.
Theo quy định trích dẫn ở trên thì bà ba sẽ quản lý ngôi nhà này.Khi có nhu cầu chia tài sản thì phần tài sản chung của bố bạn và bà B (ngôi nhà) sẽ được chia đôi.Bên cạnh đó, một nửa khối tài sản chung thuộc về bố bạn sẽ được xác định là di sản thừa kế mà bố bạn để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế; việc phân chia được thực hiện theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Có biện pháp gì tốt nhất để bà B không thể bán mảnh đất của tổ tiên nếu không may ông T qua đời trước ?
>> Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường khi bên trông xe làm mất xe ? Khởi kiện đòi bồi thường
Vì mảnh đất này là tài sản riêng của ông T nên khi ông T mất mảnh đất này sẽ chia đều cho 5 người con ( D,H,N,K,L) nên bạn và các anh em của bạn có quyền định đoạt mảnh đất này còn bà B không có quyền định đoạt tài sản riêng của các bạn và phải có sự đồng ý của các bạn khi muốn bán mảnh đất.
Để giữ lại được đất đai hương hỏa của tổ tiên thì ông tuệ có thể ủy quyền cho anh dũng đứng tên sổ đỏ mới không ?
– Được. Trường hợp ông T muốn để anh D đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần có sự thỏa thuận và đồng ý của các đồng thừa kế. Sau đó, những người này sẽ lập văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực để cử anh D ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên giấy chứng nhận sẽ thể hiện thông tin anh D được thừa kế.
Hoặc anh D có thể đứng tên chung trong sổ cùng ông T và bà B được không ?
Được .theo quy định Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Bà Nguyễn Thị B sẽ có những quyền lợi gì trên mảnh đất mà bà chỉ có công xây dựng căn nhà cùng ông T năm 2006?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Theo đó, mảnh đất 7000m2 là tài sản hình thành trước khi ông tuệ kết hôn với bà B,do ông T và bà M tạo lập nên mảnh đất này là tài sản riêng của ông T.Theo quy định nêu trên, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của ông T thì ông T toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng đó, bà B không có quyền, nghĩa vụ gì liên quan đến mảnh đất này.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Trân trọng./.
>> Xem thêm: Mất xe thì được đơn vị trông xe bồi thường bao nhiêu ? Bao lâu phải bồi thường
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Tranh chấp đất hương hỏa giải quyết như thế nào ?