Không làm được quân tử cũng chớ làm kẻ tiểu nhân
Không làm được quân tử cũng chớ làm kẻ tiểu nhân
Nhưng nên nhớ một điều rằng, dù ta chưa thể có được ngày đấy thì cũng đừng vì lý do gì mà biến bản thân thành kẻ hèn, chớ làm kẻ tiểu nhân luồn cúi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hãy giữ cho tâm ta được trong sạch để dù nghèo thì cũng có được tâm an. Xem thêm: Những sự thật tàn nhẫn này chính là điều tạo dựng thành công cho mỗi người
Khổng Tử từng nói: “Hoa lan mọc trong rừng, tỏa hương thơm ngay cả khi không có ai xung quanh thưởng thức. Tương tự như vậy, người có nhân cách cao quý sẽ không để cảnh nghèo làm nhụt chí tu Đạo và xây dựng uy đức”.
Các mỹ đức trong văn hóa truyền thống đều cấp cho người quân tử, dạy con người làm người quân tử, chớ làm tiểu nhân, khiến con người suy nghĩ về giá trị tôn nghiêm của nhân tính và lương tri, mãi mãi khiêm tốn truy cầu chân lý, không bị rơi vào vòng danh lợi ham dục.
Tự lãnh đạo cuộc đời mình
Bạn đã biết tới khái niệm “lãnh đạo không cần chức danh”? Thực tế nhiều người không có danh vị nào nhưng lại được nể trọng, tin yêu, trong khi đó, có nhiều người ở vị trí lãnh đạo nhưng không đủ khả năng, năng lực thực hiện trọng trách của mình.
Thay vì chỉ trích vị tướng không có tài, bạn hãy tôi rèn khả năng lãnh đạo cho bản thân bằng việc rút kinh nghiệm, tránh lặp lại những điều dở mà vị đó đã làm và học hỏi thêm những người khác – những lãnh đạo từng khiến mọi người tâm phục khẩu phục.
Muốn tự lãnh đạo cuộc đời mình, bản thân bạn cần rèn luyện đức tính khiêm tốn, không khoe khoang thể hiện. Để có được khí chất thanh cao, hãy luôn làm những việc nhân nghĩa, đạo đức, chí công vô tư và giúp đỡ người khác bằng tấm lòng bao dung rộng lượng.
Không phải ai cũng có được dáng vẻ và phong thái ung dung, không buồn không hận, đó là một hành trình khá dài mà khi chưa đạt được bạn hãy kiên nhẫn sửa đổi từng chút một. Chẳng cần phải trở thành đại nhân hay một người có danh tiếng, chỉ cần bạn thực hiện được những điều trên cũng đã đủ nhiều người nể trọng.
Thế nên, bạn đâu cần phải có chức danh vì tưởng là không được công nhận nhưng thực ra lại luôn nằm trong trái tim của những người xung quanh, là ánh sáng ấm áp và hiền hòa nhất thế gian.
Ví dụ như nếu bạn là một cá nhân trong một nhóm làm việc, tuy bạn không phải là trưởng nhóm, có quyền quyết định bất cứ việc gì nhưng chỉ cần bạn làm tròn nhiệm vụ bản thân, tạo điều kiện thuận lợi cho cả nhóm và không ngần ngại hỗ trợ các thành viên khác khi cần. Cuối cùng công sức của bạn vốn cũng đã được mọi người âm thầm ghi nhận từ lâu.
Hãy cứ hành động vì lợi ích chung, không vì vụ lợi hay chức danh cứ như ngôi sao lặng lẽ sáng trong đêm tĩnh mịch, như hoa sen nở giữa đầm lầy… bởi khí chất của nó vẫn luôn được người đời ca ngợi, không bị các yếu tố xung quanh tác động.
Đối đã như thế nào với kẻ tiểu nhân?
Bạn chớ thật thà, thơ ngây liên quan tới vấn đề tiền bạc với tiểu nhân vì cơ hội bạn đòi được lại tiền của mình không cao. Nếu được thì xem như là bài học kinh nghiệm, nhớ đời để tránh xa họ chứ dây dưa thêm chỉ càng mệt mỏi.
Những kẻ tiểu nhân luôn tư lợi và bạn sẽ không hề biết họ sẽ có ý định gì với mình, do đó, đừng nảy sinh ý nghĩ dựa vào họ để kiếm được lợi ích cho mình, vì họ sẽ đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn kiếm được.
2. Không thân thiết, không làm mất lòng họ
Một số kẻ tiểu nhân thường tiếp cận ta bằng cách giả vờ thân thiết. Thế nhưng bạn nhớ tránh xa, cũng không nên nói những lời nặng nề chê bai họ.
Những người này vốn trong lòng thường cảm tự ty, mặc cảm, vì thế khi tiếp xúc, bạn chớ nên xúc phạm, đả kích họ, hoặc động chạm vào quyền lợi của họ. Cho dù bạn cố tình vạch tội của họ ra trước mặt người khác họ cũng không nghe theo mà còn tìm cách làm hại bạn.
Với tiểu nhân, nhất định nên giữ khoảng cách nhất định, cho dù họ tỏ ra thân thiết bạn vẫn phải lạnh nhạt, hờ hững nhằm duy trì một khoảng cách thích đáng, không quá xem thường họ.