Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn thủ tục hiến đất để làm lối đi chung ?
Mong phản hồi từ luật sư Em cảm ơn nhiều. Trân trọng!
>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Sau khi có hợp đồng, bạn hoặc ông B nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thỏa thuận về việc hiến đất lên phòng đăng ký đất đai là đúng theo quy định, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Điều 73 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định về Trình tự, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề như sau:
1. Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.
2. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.
Do vậy, khi ông B muốn hiến đất làm lối đi chung thì cần nộp đơn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hợp đồng đã thoả thuận giữa các bên về việc hiến đất làm đường đi chung cho văn phòng đăng kí đất đai. Văn phòng đăng kí đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.
Về mẫu giấy hiến đất làm đường đi chung: Hiện nay không có mẫu giấy về việc hiến đất làm đường đi chung; tuy nhiên Hiến đất là việc tặng cho quyền sử dụng đất, vì thế việc thoả thuận hiến đất này phải lập thành văn bản được công chứng hoặc chứng thực và phải tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự 2015 tại điều 459.
>> Tham khảo nội dung: Tư vấn viết đơn kiện hành vi lấn đất ra lối đi chung?
>> Xem thêm: Giải thích các mã ký hiệu về loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính (ONT, BHK, ODT, LUC, TMD…)
2. Thủ tục hiến đất làm lối đi chung khi tách thửa ?
>> Luật sư trả lời: Tư vấn việc sử dụng lối đi chung trong phần đất đã được phân thành nhiều thửa nhỏ?
>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại
3. Lối đi chung có đc tách sổ hay không ?
>> Luật sư trả lời: Tham khảo một số bài viết dưới đây:
Điều kiện tách thửa đất tại một số tỉnh thành
Trình tự, thủ tục xin tách thửa đất theo quy định Luật đất đai hiện hành
>> Xem thêm: Tặng cho đất đai có phải đóng thuế không ? Thủ tục tặng cho đất
4. Tư vấn về thủ tục phân chia lối đi chung cho các hộ dân cư ?
Toàn bộ 21 hộ đều mua đất của 1 chủ hộ A để xây nhà (chỉ mua đất xây nhà chứ không tính đường hành lang). Bây giờ toàn bộ 21 nhà trong xóm tôi muốn làm 1 mẫu đề nghị ông A chuyển nhượng lại phần đường hành lang (rộng 4m) cho 21 hộ dân sinh sống tại đây quản lý, thì tôi nên làm theo mẫu nào và nội dung ghi như thế nào là hợp lý theo pháp luật ?
Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư !
Người gửi: H
>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Trong trường hợp của 21 hộ gia đình các bạn đều mua đất của chủ hộ A để xây nhà chứ không tính đường hành lang mà đây là lối đi duy nhất cho 21 hộ, Vậy căn cứ Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo luật 21 hộ dân được yêu cầu mở lối đi chung đến đường công cộng và ở đây ông A có đồng ý. Bây giờ các hộ gia đình đều muốn làm đường bê tông thì có thể thỏa thuận với ông A và bồi thường vì đã sử dụng đến bất động sản đó. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận tại đây
Còn nếu cả 21 hộ đều muốn ông A chuyển nhượng quyền sở hữu lối đi chung này cho các hộ gia đình cùng quản lý thì bạn cùng 20 hộ gia đình còn lại có thể giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông A là bên chuyển nhưởng, 21 hộ gia đình là bên nhận chuyển nhượng sẽ sở hữu chung phần đất này.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn giải quyết vấn đề!
>> Xem ngay: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lối đi chung ?
>> Xem thêm: Hỏi đáp pháp luật đất đai miễn phí qua email và tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến
5. Tư vấn về tranh chấp liên quan đến lối đi chung ?
Vì lô đất vợ chồng tôi mua nằm bên trong và bà nội cũng đồng ý cho một lối đi ngang trước lô đất của bà nên khi mua tôi có viết tay một tờ giấy thỏa thuận ghi rõ :”Vì lô đất của cháu tôi nằm bên trong nên tôi cho cháu tôi 3m ngang làm đường đi ngang lô đất của tôi và vì là lối đi chung nên tôi không khiếu kiện “( bà nội đã ký tên nhưng chỉ làm một bản). Khi giấy tờ hoàn tất thì tôi có trán bê tông 2m ngang qua lô đất của nội nhưng ông bác ( con nội) không cho nói tôi lấn đất bác và khi Bà nội chuyển quyền sử dụng đất qua cho bác thì bác đi ra xã khiếu nại tôi với lý do : tôi lấn đất bác và bà nội xác nhận chỉ bán đất chứ không làm giấy thỏa thuận gì cả. Với trường hợp đó xin Luật sư tư vấn cho tôi phải xử lý như thế nào? Tờ giấy thỏa thuận Bà Nội tôi ký có giá trị phá lý không? Có căn cứ vào điều nào, khoản nào không?
Xin chân thành cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: đẹp không tưởng
Trả lời :
Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo quy định trên, nếu bạn chứng minh được bất động sản của bạn bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có lối đi ra thì bạn có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng và người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn không có lối đi ra và đã yêu cầu bác bạn dành một lối đi cho gia đình bạn thì bác bạn có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu đó mà không có quyền từ chối.
* Điều kiện pháp lý của giao dịch dân sự
Điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo như bạn trình bày thì khi bạn mua đất, bạn và bà đã có giấy tờ thỏa thuận về lối đi chung. Nhưng hiện tại thì mảnh đất có chứa lối đi chung này đã được chuyển nhượng cho bác bạn; do đó giấy tờ thỏa thuận này không còn giá trị pháp lý nữa (vi phạm điểm a Khoản 1 Điều 122 BLDS). Tuy nhiên, dù giấy tờ thỏa thuận về lối đi chung giữa bà và bạn không còn giá trị pháp lý thì bác bạn vẫn có nghĩa vụ phải dành cho gia đình bạn một lối đi nếu bạn chứng minh được đất của bạn đã bị vây bọc bởi các mảnh đất khác mà không có lối đi ra.
>> Tham khảo nội dung: Tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung?
>> Xem thêm: Luật sư đại diện tranh tụng tại tòa án giải quyết tranh chấp đất đai
6. Lối đi chung có được phép sử dụng để kinh doanh hay không ?
Sau một khoảng thời gian buôn bán, do mâu thuẩn trong kinh doanh nên 2 nhà thường xuyên xảy ra cãi vả, ồn ào nên gia đình em không muốn 2 nhà đó sử dụng mảnh đất đó để kinh doanh nữa với lý do là lối đi chung của 3 nhà nên không được buôn bán.
Nhà kia lại bảo là đất chung nên có quyền sử dụng để buôn bán và không chịu ngừng kinh doanh. Em có tham khảo bộ luật dân sự năm 2005, có một điều trong luật quy định về sử dụng lối đi chug là chỉ được làm nhưng công trình cấp thiết như đường nước chảy, đường điện, lối đi…. chứ không ghi là được phép kinh doanh. Vậy luật sư cho em hỏi, nếu em viết đơn về phường yêu cầu ngừng kinh doanh lại thì có được không ạ? Em có gửi kèm bức ảnh chụp khuôn viên gia đình em hường từ người đường vào để tiện cho luật sư quan sát.
Rất mong nhận được sự hồi đáp của luật sư. Em cám ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo (Bộ luật dân sự 2015).
Điều 254. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Như vậy gia đình bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về việc sử dụng lối đi chung, trong trường hợp kinh doanh tại lối đi chung cần phải có sự thỏa thuận đồng ý của tất cả các hộ gia đình có bất động sản liền kề lối đi chung đó. Nếu hiện tại gia đình bạn muốn ngừng kinh doanh của hai gia đình đó lại trước hết bạn nên tự hòa giải trong gia đình mình trước về các vấn đề, sau đó nếu không hòa giải được bạn có thể làm đơn yêu cầu ủy bân nhân dân phường nơi bạn cư trú giải quyết yêu cầu của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất có phải đăng ký biến động không ?