Doanh nghiệp của chúng tôi có mua 01 sản phẩm biệt thự (nhà ở) hình thành trong tương lai tại một dự án tại hà nội và đã thanh toán được 50% giá trị hợp đồng mua bán. Hiện tại chúng tôi dự tính sẽ chuyển nhượng hợp đồng mua bán nói trên cho 1 khách hàng khác (cá nhân). Qua tìm hiểu thì chúng tôi thấy chỉ có hướng dẫn chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai giữa các cá nhân với nhau không có hướng dân cụ thể về trường hợp như của doanh nghiệp chúng tôi. Vậy xin hỏi công ty luật minh khuê hướng dẫn cụ thể quy trình thủ tục để chúng tôi có thể hoàn tất thủ tục chuyển nhượng tài sản nói trên ?
Xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn cho chúng tôi, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra ý kiến giải đáp như sau:
1. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Bên mua chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn hộ trong hợp đồng.
>> Xem thêm: Bán đất đai thuộc sở hữu của công ty có cần đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản hay không ?
2. Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Bước 1: Các bên tiến hành soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 76/2015/NĐ-CP
Văn bản chuyển nhượng được lập thành 06 bản, trong đó 03 bản giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu; 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu.
Về vấn đề công chứng hợp đồng: trong trường hợp này công ty của bạn- bên chuyển nhượng là công ty có chức năng kinh doanh bất động sản nên theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì hợp đồng chuyển nhượng không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận công chứng để đảm bảo hiệu lực thì thực hiện theo thủ tục sau:
Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại Văn phòng công chứng/ Phòng công chứng nơi có bất động sản, hồ sơ gồm có:
07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
– Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở của bên chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư
– Bản sao chứng thực: CMND/căn cước công dân; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Bước 2: Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí tại cơ quan thuế
Bước 3: Bên nhận chuyển nhượng nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng, gồm các tài liệu sau:
>> Xem thêm: Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép theo quy định mới 2020 ?
– 05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
– Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở
– Biên lai nộp thuế
– Bản sao chứng thực giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng: CMND/Căn cước công dân
Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 4. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận. Ngoài các giấy tờ theo hướng dẫn của pháp luật đất đai, người nhận chuyển nhượng cần phải nộp kèm theo:
– Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
3. Hệ quả sau khi thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
>> Xem thêm: Có thể tách sổ đỏ được không khi một thành viên của gia đình không đồng ý tách thửa đất ?
– Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở hình thành trong tương lai với chủ đầu tư
– Chủ đầu tư không được thu bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.
– Cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng mua bán cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.
– Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai không chuyển nhượng hợp đồng cho cá nhân, tổ chức khác thì được hiểu là người nhận chuyển nhượng cuối cùng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật đất đai.
>> Xem thêm: Luật nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Trân trọng./.
Trần Nguyệt- Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng chung cư tại Việt Nam những điều cần biết khi sử dụng chung cư