Luật sư trả lời:
1. Những điều cần biết về ứng dụng bản đồ
Có nhiều phần mềm để theo dõi và quan sát bản đồ. Chia làm 2 loại là 2D và 3D. Sự khác nhau của bản đồ 2D và 3D là khả năng điều hướng của người sử dụng bản đồ. Ví dụ: Google Map (miễn phí) điều hướng trên mặt phẳng bản đồ 2D. Còn phần mềm bản đồ vệ tinh mà sử dụng để lấy ảnh trên là bản đồ Google Earth Pro 3D (phải mua với giá 25 USD) điều hướng xem theo dạng trái đất hình cầu.
Phần quan trọng nhất của cả 2 loại bản đồ trên là dữ liệu bề mặt. Trên cơ sở của dữ liệu bề mặt thì nhà sản xuất phần mềm sẽ xây dựng các lớp (layer) dữ liệu khác (giao thông, đường xá, sự vật nổi bật,…)
Phần mềm Google Map mà các bạn thường sử dụng để xem bản đồ là loại bản đồ miễn phí của Google, Inc. Nó cho phép người sử dụng đăng ký làm người phát triển (Local Guide) và có thể gắn địa điểm thêm tùy ý vào bản đồ. Các đề xuất tên gọi của các địa điểm nhỏ rất dễ dàng được phê duyệt.
Còn bản đồ vệ tinh 3D nếu sử dụng sẽ phải trả phí, tuy nhiên kèm theo đó dữ liệu độ chính xác cao hơn rất nhiều và đầy đủ tính năng. Để duyệt được 1 đề xuất địa điểm là cực khó với loại ứng dụng bản đồ này.
2. Dữ liệu ứng dụng bản đồ được cập nhật như thế nào?
Để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu khổng lồ trên, Google đã hợp tác với nhiều đối tác khác nhau trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Bản đồ Cơ sở (BMPP). Các dữ liệu do đối tác cung cấp có thể bao gồm những thay đổi về đường biên giới, tuyến đường biển, đường xe đạp,… và rất nhiều thứ khác.
Có rất nhiều thay đổi được thực hiện mỗi ngày trên Google Maps. Đó có thể là thêm tuyến đường mới, khu vực mới hoặc sửa chữa những sai sót trước đó. Rất nhiều sửa chữa được thực hiện bởi các thành viên cộng đồng. Họ làm những việc đại khái như chỉnh sửa mô tả địa điểm, thêm đường đi và đại loại như vậy. Mỗi ngày có tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu báo cáo chỉnh sửa kiểu như thế này được gửi tới Google Inc. Phần lớn báo cáo đó được xem xét và thực hiện thủ công thông qua Atlas, phần mềm chỉnh sửa bản đồ riêng của Google Inc.
Các địa điểm do người dùng đề xuất dưới dạng Local Guide được duyệt nhanh chóng nhưng chỉ mang tính tạm thời. Sau vài tuần, vài tháng hoặc vài năm, Google Inc sẽ tiến hành tổng hợp, đánh giá chất lượng thông tin và cập nhật hệ thống dữ liệu tới hàng chục triệu Gigabyte.
>> Xem thêm: Cảng biển là gì ? Khái niệm về cảng biển ?
3. Vấn đề ở đây là gì?
Quay trở lại vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc năm 2016. Trong kết luận của Trọng tài quốc tế có một nội dung đáng chú ý. Đó là: “Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc và từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã độc quyền kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn…” Cùng với đó là các nội dung chỉ ra việc phân biệt tính chất các thực thể trên biển Đông (theo tên gọi của Việt Nam) là đảo hay là đá, ám tiêu,… Chính vì điều này, Google Inc đã tiến hành nhiều đợt cập nhật dữ liệu một cách âm thầm.
Việc “nhiều quốc gia có tranh chấp các thực thể” trong khu vực Spralty Island (Trường Sa) và “Tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam” đối với Paracel Island (Hoàng Sa) chính là nguyên nhân mà trên phần mềm bản đồ của Google Map, Google Inc đã không sử dụng cụm từ địa danh “Quần đảo Hoàng Sa” và “Quần đảo Trường Sa” vì tên 2 cụm địa danh đó chỉ đúng với Việt Nam.
Nếu muốn thấy chữ Hoàng Sa và chữ Trường Sa hoặc các tên địa danh bằng tiếng Việt như Song Tử Tây, Sơn Ca, Đá Lát, Thị Tứ,… thì các bạn phải zoom màn hình ứng dụng lên hết cỡ. Điều đó có nghĩa là việc đánh dấu tên địa điểm các thực thể trên biển Đông đã được Google Inc làm hết sức chi tiết đến từng thực thể chứ không làm kiểu khái quát như mấy năm trước.
Kết luận lại là:
1. Việc Google Map có ghi mấy chữ “Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa” hay không cũng không ảnh hưởng tới chủ quyền của Việt Nam đối với các thực thể trên biển Đông. Đơn giản đó chỉ là cập nhật dữ liệu của Google Inc.
2. Nếu muốn nhìn thấy chữ “Hoàng Sa” và “Trường Sa” thì hãy Zoom bản đồ vệ tinh lên hết cỡ hoặc sử dụng ứng dụng bản đồ vệ tinh 3D trả phí để có kết quả tốt nhất.
3. Nếu muốn thêm mấy cụm từ “Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa” vào Google Map thì ngay bây giờ bạn hãy đăng kí trở thành Local Guide của Google Inc, rồi làm một cái đề xuất chỉnh sửa địa danh.
4. Google map và apple map chỉ là 2 sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp tư nhân nước Mỹ thì nó cho vào hay không cho vào cái gì là chuyện của nó. Google hay apple không có pháp lý để khẳng định bất cứ cái gì còn hay mất.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
>> Xem thêm: Ms Phạm Thị Nhung – Chuyên viên tư vấn và hỗ trợ pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật Minh Khuê
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Phát hiện bị nhiễm HIV thì cần làm những gì ? Có phải nhiễm HIV là mang án tử ?