Hỏi về chế độ thai sản trong trường hợp sẩy thai?

 

Lao động nữ bị sẩy thai và việc nạo hút thai có được hưởng chế độ thai sản không? Việc sẩy thai khác với nạo hút thai như thế nào? Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng sức đối với lao động nữ khi sẩy thai được pháp luật quy định ra sao? Luật sư công ty luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp cụ thể:

xem thêm :  shop hoa tươi gia lai 

Nhưng khi bệnh viện cấp cho em giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì nội dung nghỉ việc ghi là: Theo dõi sót rau sau sẩy thai và được nghỉ 10 ngày. Vậy em có được thanh toán BHXH cho trường hợp sẩy thai không? Nội dung ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như vậy có đúng không?

Em cảm ơn!

Người hỏi: N.T. Thùy

Hỏi về chế độ thai sản trường hợp sảy thai ?

Tư vấn chế độ thai sản trường hợp sảy thai, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

“1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Vì thai của bạn 8 tuần tuổi nên khi sẩy thai bạn sẽ được nghỉ 20 ngày chứ không phải 10 ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Mức hưởng chế độ thai sản được xác định theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

– Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

– Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

– Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Như vậy, trường hợp bạn nghỉ chế độ thai sản do sẩy thai thì bạn sẽ được nghỉ 20 ngày hưởng chế độ bảo hiểm xã hội với mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

>&gt Xem thêm:  Mở công ty riêng khi đang xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản ?

Thưa luật sư, tôi đã đóng bảo hiểm tại công ty tôi đang làm việc được 05 tháng, trong quá trình làm việc tại công ty, tôi bị ra huyết, tôi đi khám bác sĩ, họ kết luận tôi bị doạ sẩy phải nhập viện 1 ngày sau đó tôi xin về nhà điều trị. Bác sĩ dặn tôi phải nghỉ ngơi không được làm việc 20 ngày.

Vậy cho tôi hỏi trong những ngày tôi nghỉ không làm việc tại công ty tôi có được thanh toán tiền bảo hiểm không, nếu có thì cần những thủ tục giấy tờ gì? Cảm ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi!

Gửi bởi: Nguyễn Loan

Trả lời .

Căn cứ theo quy định tại điều 33 luật bảo hiểm xã hội năm 2104 như sau:

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

>> Luật sư trả lời: Điều kiện và cách tính tiền hưởng bảo hiểm thai sản?

>&gt Xem thêm:  Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mới nhất

Sinh con vào thời điểm được hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất ?

Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 số 58/2014/QH13 quy định:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn dự sinh vào ngày 21/11/2019, như vậy thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ bắt đầu từ tháng 12/2018 đến hết tháng 11/2019, trong khoảng thời gian này bạn phải có đủ 06 tháng đóng BHXH thì mới điều kiện hưởng chế độ thai sản. Bạn tham gia BHXH lại vào tháng 02/2019 thì đến tháng sinh con bạn đóng được tháng 2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 như vậy tổng có 10 tháng đóng BHXH, vậy nếu đóng BHXH như trên thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ này.

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

>&gt Xem thêm:  Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu (12 tháng) trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản ?

Đóng bảo hiểm tối thiểu bao lâu để hưởng chế độ thai sản?

Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư trả lời:

Về điều kiện hưởng chế độ thai sản, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định rõ tại Điều 31 đã được nêu ở trên, theo đó, đối với trường hợp của bạn, nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn cần đóng ít nhất là đủ 03 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn đóng bảo hiểm liên tục thì tính đến thời điểm sinh con, bạn đã đủ thời gian để hưởng chế độ.

>> Bài viết tham khảo thêm: Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản hay không?

>&gt Xem thêm:  Về việc sinh con của phụ nữ là giáo viên đã ly hôn ?

Luật sư trả lời:

Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo Điều 33 và Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì khi bạn mang thai được 06 tuần 03 ngày mà bạn bị sảy thai thì bạn vẫn được hưởng chế độ trợ cấp về thai sản theo bảo hiểm xã hội. Khi bạn bị sẩy thai bạn được nghỉ 20 ngày.

Do đó, mức hưởng của bạn trong trường hợp này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi phải có chứng nhận theo quy định của pháp luật.

– Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là người tàn tật.

– Danh sách người hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

>&gt Xem thêm:  Hưởng trợ cấp thai sản có được hưởng luôn về trợ cấp thất nghiệp không ?

Chiếm trên 48% lực lượng lao động xã hội của cả nước, phụ nữ có mặt trên hầu hết các lĩnh vực lao động sản xuất, tập trung đông tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giầy da, thủy sản, lắp ráp điện tử, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm. Việc có những quy định riêng đối với lao động nữ trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có những quy định cụ thể về chính sách thai sản, thời gian nghỉ thai sản là hết sức cần thiết. Quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ cũng như đảm bảo sức khoẻ của thế hệ tương lai.

Chế độ thai sản có 2 nội dung chính: chăm sóc y tế trong thời gian mang thai, sinh con và sau khi sinh; trợ cấp bằng tiền cho thời gian nghỉ việc không hưởng lương.

Xác định độ dài thời gian nghỉ việc trong chế độ thai sản khi sinh con phải căn cứ vào: quy định của các công ước quốc tế; sức khỏe nghề nghiệp của lao động nữ và sức khỏe lao động nữ thời kỳ mang thai, nuôi con nhỏ; điều kiện kinh tế – xã hội của quốc gia, như khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và nhu cầu lao động trong xã hội.

Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo cho các quy định chế độ nghỉ thai sản phù hợp với luật pháp quốc tế. Có 4 công ước quy định về chế độ thai sản:

Công ước số 3 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (1919) về bảo vệ thai sản: Điều 3 quy định: Không được phép làm việc trong thời kỳ 6 tuần đầu sau khi sinh đẻ; Có quyền nghỉ việc nếu có giấy của y tế chứng nhận sẽ sinh đẻ trong thời hạn 6 tuần; Người phụ nữ tự cho con bú được phép nghỉ 2 lần trong thời giờ làm việc, mỗi lần nửa giờ để cho con bú…).

Khuyến nghị số 191 (152) của ILO về bảo vệ thai sản: Người phụ nữ có quyền trở lại cương vị hoặc vị trí cũ với mức thù lao tương đương mà người đó nhận được khi nghỉ thai sản; Người phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh không được làm ca đêm nếu trong chứng nhận y tế nêu rằng, công việc đó không phù hợp với việc mang thai hoặc thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh; Người phụ nữ cần được phép rời khỏi nơi làm việc, nếu cần thiết, sau khi thông báo với người sử dụng lao động để tiến hành khám thai…).

Công ước số 183 (2000) của ILO về bảo vệ bà mẹ: Quy định 14 tuần nghỉ thai sản, bao gồm 6 tuần nghỉ bắt buộc trước khi sinh; Trợ cấp tiền trong thời gian nghỉ thai sản ít nhất bằng 2/3 mức lương hoặc thu nhập được bảo hiểm…).

Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW): Điều 11 (2)(b): “Các quốc gia cần có biện pháp thích hợp…” nhằm quy định chế độ nghỉ phép cho người mẹ trong thời kỳ thai sản được hưởng lương hoặc các trợ cấp xã hội tương đương mà không bị mất việc làm, vị trí trong công việc và các khoản trợ cấp xã hội”.

Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR): Điều 10(2) quy định “cần có sự bảo vệ đặc biệt đối với bà mẹ trong một khoảng thời gian thích hợp trước và sau sinh. Trong suốt thời gian này, những bà mẹ đang làm việc được nghỉ vẫn được trả lương hoặc nhận khoản trợ cấp an sinh xã hội tương đương”.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.6162

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị tổn thương về sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt khi người lao động nữ làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc phải làm việc với thời gian kéo dài trong ngày.

Đối với người lao động nữ, mang thai sẽ làm thay đổi các chức năng hô hấp, tiêu hóa, chức năng gan và thận làm tăng hấp thụ, phân bố và đào thải các chất độc. Một số ảnh hưởng sức khỏe do thay đổi sinh lý ở phụ nữ mang thai khi làm việc đã được xác định cụ thể như: mệt mỏi, căng thẳng; buồn nôn làm tăng nhạy cảm chất hóa học; tăng chuyển hóa làm tác hại tới gan; tăng dòng máu tới thai nhi gây thiếu ô xy cho thai nhi; tăng kích thích cơ tim làm tăng loạn nhịp tim, tăng huyết áp; tăng đau vùng thắt lưng; khó khăn khi di chuyển, thao tác.

Ngoài ra, sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ do giá trị dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (trong 10 lời khuyên dinh dưỡng) thì trẻ em cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Những nghiên cứu của WHO đã cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng khi trẻ được bú mẹ. Đó là, nếu tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao, đạt khoảng 99%, thì có thể giảm được tử vong ở trẻ 36 tháng xuống 9,1% và gánh nặng bệnh tật xuống 8,6%. Đối với các bà mẹ, việc thực hành cho con bú sẽ giúp giảm tỷ lệ ung thư vú; giảm trên 20% tỷ lệ ung thư buồng trứng; giảm từ 24% – 37% tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2; giảm nguy cơ mặc bệnh trầm cảm, loãng xương thời tiền mãn kinh.

Bà mẹ cho con bú sớm sau sinh sẽ hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh hơn và cũng giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có tác dụng phòng tránh thai với hiệu quả đạt 98%. Những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ quay trở lại cân nặng trước khi mang thai nhanh hơn so với những bà mẹ cho con ăn bằng sữa bột. Ngoài những ích lợi cho trẻ em và bà mẹ, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn đem lại những lợi ích kinh tế.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ (Oasinhton, Hoa Kỳ) ngày 14/2/2011, phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama đã nói: “Hàng năm nước Mỹ sẽ tiết kiệm được 13 tỷ đô la nếu toàn bộ phụ nữ Mỹ nuôi con bằng sữa mẹ”. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có những tính toán chi tiết về chi phí và hiệu quả, nhưng chỉ tính đơn thuần chi phí để mua sữa và các sản phẩm sữa đã tiêu tốn khoảng 0,8 – 1,2 triệu đồng/tháng cho một trẻ em, cộng với chi phí gửi trẻ trung bình khoảng 700.000 đồng/tháng, thì tổng chi phí bỏ ra nếu bà mẹ phải đi làm không thực hành cho con bú sữa mẹ sẽ vào khoảng 1,5 – 1,9 triệu/tháng1. Đó là một số tiền không nhỏ đối với một lao động nữ so với mức lương hiện nay.

Kết quả nghiên cứu so sánh thời gian quy định nghỉ phép cho cha mẹ trong thời kỳ sinh con của 156 quốc gia trên thế giới cho thấy2: đa số các quốc gia (118/156 quốc gia, chiếm 75,6%) có quy định về thời gian nghỉ từ 10 – 20 tuần (Thái Lan, Lào, Nam Phi, Côn gô…), chủ yếu là các nước đang phát triển; có 19/156 quốc gia (chiếm 12,2%) quy định thời gian nghỉ phép trên 20 tuần. Thuỵ Điển (480 ngày, tương đương 69 tuần); Nga (98 tuần); Na Uy (56 tuần), Albania (52 tuần), chủ yếu là các nước phát triển, thuộc khu vực Châu Âu và có hệ thống phúc lợi xã hội khá tốt. Tuy nhiên, có 04 quốc gia (Mỹ, Swaziland Liberia và Papua New Guinea) không có quy định cụ thể nào về thời gian nghỉ phép cho cha, mẹ trong thời kỳ trước sinh và mới có con.

Số liệu trên cho thấy, thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ là hơn 20 tuần trở lên và có trả lương chủ yếu được áp dụng tại các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển, thời gian nghỉ thai sản chủ yếu rơi vào khoảng từ 10 đến dưới 20 tuần. Việc quy định thời gian nghỉ như vậy có thể giúp phụ nữ đảm bảo sức khoẻ trước và sau sinh, cũng giúp bảo vệ việc làm của người phụ nữ trong thời gian nghỉ sinh (trong trường hợp nếu thời gian nghỉ sinh quá lâu, nếu doanh nghiệp không có lao động làm công việc thay thế, họ có thể tuyển lao động mới và dẫn đến tình trạng phụ nữ nghỉ sinh mất việc trên thực tế, mặc dù luật quy định lao động nữ được bảo về quyền việc làm trong thời kỳ nghỉ sinh). Tại các nước kém phát triển, do điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, quỹ phúc lợi xã hội chưa đảm bảo, nên chế độ thai sản đối với lao động nữ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Ở các nước này, thời gian nghỉ sinh và chế độ trợ cấp cho lao động nữ trong thời gian này cũng hạn chế hơn so với các nước phát triển và đang phát triển.

Từ những căn cứ trên, Điều 161 dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định: “1. Người lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ trước và sau khi sinh cộng lại 5 tháng và được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, người lao động nữ là người khuyết tật thì thời gian này là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. 2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc”. Như vậy, ngoài việc dựa vào các căn cứ đã phân tích trên, quy định này còn dựa vào một căn cứ nữa đó là điều kiện lao động, môi trường lao động của lao động nữ để quy định thời gian nghỉ thai sản là 5 tháng hay 6 tháng. Quy định trên là tương đối hợp lý khi xét trên khía cạnh sức khỏe, điều kiện lao động, môi trường lao động của lao động nữ, nhưng lại không hợp lý khi xét trên các quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo ra sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Chúng tôi cho rằng, không nên phân biệt thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ là 5 tháng và 6 tháng mà nên quy định thống nhất thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được bốn tháng sau khi sinh và có giấy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, được nhận tiền lương của những ngày làm việc (tiền lương này không bao gồm khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế). Quy định chế độ nghỉ thai sản như trên xuất phát từ một số lý do sau:

– Việc quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như đảm bảo sức khoẻ của thế hệ tương lai. Đây là một vấn đề mang tính nhân văn cao. Quy định tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ là quy định tiến bộ nhằm mục tiêu bảo vệ thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi. Hiện nay điều kiện kinh tế – xã hội cả nước đang phát triển không ngừng, đời sống kinh tế trong từng gia đình ngày một được nâng lên, các chính sách xã hội từng bước được cải thiện. Do vậy, quy định thời gian nghỉ thai sản 6 tháng là phù hợp nhằm đảm bảo cho người mẹ có thời gian để phục hồi sức khỏe sau sinh, giúp cho trẻ nhỏ được hưởng nguồn sữa mẹ, tăng cường sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và cũng là bảo vệ quyền của trẻ em.

– Thực hiện khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế (trong 10 lời khuyên dinh dưỡng) trẻ em cần phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì thực tế theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010, chỉ có hơn 18% trẻ em nước ta được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

– Nếu thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, theo tính toán của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thì quỹ BHXH hoàn toàn có thể cân đối được. Với mức đóng cho quỹ ốm đau, thai sản theo quy định là 3% tổng quỹ tiền lương thì trong 4 năm, từ 2007 đến 2010 đều đảm bảo đủ để chi trả và hiện có số dư để dự phòng là 7.620 tỷ đồng (năm 2007 dư 1.458 tỷ đồng, năm 2008 dư 1.411 tỷ đồng, năm 2009 dư 1.700 tỷ đồng, năm 2010 dư 1.779 tỷ đồng cùng với lãi đầu tư); tỷ lệ bình quân chi/thu quỹ này là 68,1% (chưa tính có chi phí quản lý và lệ phí chi trả, nếu có).

– Khảo sát năm 2010 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện trên 10 tỉnh, thành phố với 34 doanh nghiệp có đông lao động nữ cho thấy: khi đề cập đến vấn đề tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ lên 6 tháng thì có đến 95% người sử dụng lao động đồng tình vì trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản, doanh nghiệp đã phải có sự điều chỉnh về lao động, hầu như lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản đều có nguyện vọng là được nghỉ thêm từ 1 đến 2 tháng. 74,9% lao động nữ mong muốn được tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng.

– Thực hiện chế độ nghỉ thai sản 6 tháng cho lao động nữ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, góp phần tạo nên mối quan hệ tốt giữa người lao động với doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác, bạn hàng và xã hội.

– Người lao động có thời gian nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, đồng thời có thời gian chăm sóc con sơ sinh tốt hơn, giúp con phát triển đầy đủ, toàn diện. Đồng thời, quy định này cũng giúp lao động nữ có đủ điều kiện sức khỏe có cơ hội được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình.

Ngoài ra, gắn liền với việc quy định tăng thời gian nghỉ thai sản nên có chính sách hỗ trợ lao động nữ khi sinh con:

– Quy định thời gian nghỉ sinh con cho cả lao động nam (người cha), để người cha có thể chăm sóc vợ và con trong thời gian người vợ nghỉ sinh con.

– Xem xét, tính toán tăng khoản trợ cấp một lần khi sinh con để đảm bảo cơ bản đủ mua sắm một số dụng cụ cần thiết chủ yếu cho một cháu sơ sinh (bằng bình quân 1 tháng lương đóng BHXH, tương ứng 3 tháng lương tối thiểu).

– Nếu đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 5 năm trở lên thì không áp dụng quy định điều kiện có đóng BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

– Trợ cấp một khoản bằng tiền cho mẹ và bé khi sinh, để nâng cao chất lượng bữa ăn, sức khỏe cho mẹ và bảo đảm sữa cho con;

– Tổ chức các dịch vụ chăm sóc bé dưới 12 tháng tuổi, bên cạnh trụ sở doanh nghiệp, khu công nghiệp để tạo điều kiện cho các bà mẹ đi làm mà vẫn có thể cho con bú giữa ca và vẫn bảo đảm ca kíp trong dây chuyền sản xuất.

– Tạo điều kiện để lao động nữ về sớm trước một giờ để chăm con, bố trí những công việc phù hợp để bảo đảm sức khỏe và thu nhập cho họ.

– Cần phải có chính sách đồng bộ hỗ trợ việc tổ chức nhà trẻ, trường mầm non.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong sớm nhận được tư vấn của khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Tư vấn thủ tục hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh ?

Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước …

Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau …

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong …

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân …

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu sau 12 tháng không có nhu cầu tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm …

VD: trợ cấp thất nghiệp rút bảo hiểm xã hội 1 lần nghỉ thai sản tai nạn lao động cách tính bảo hiểm

(*) Lưu ý: Cước phí kết nối với các đầu số tư vấn dịch vụ 1900 của Luật Minh Khuê là 8.000 VNĐ/01 phút đối với tất cả các nhà mạng

xem thêm  shop hoa tươi lê đức thọ

Hỏi về chế độ thai sản trong trường hợp sẩy thai?

Lao động nữ bị sẩy thai và việc nạo hút thai có được hưởng chế độ thai sản không? Việc sẩy thai khác với nạo hút thai như thế nào? Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng sức đối với lao động nữ khi sẩy thai được pháp luật quy định ra sao? Luật sư công ty luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp cụ thể:

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây ba kíchđặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương , 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

 

 

 

Chát Zalo
Gọi Điện