Hành xử đặc biệt của người giàu: Học hỏi được 4 điều này thì nhất định bạn giàu to
Nhiều người đơn giản nghĩ rằng sự khác biệt của người giàu – kẻ nghèo đó là người nghèo có ít tiền hơn và người giàu có nhiều tiền hơn. Bí quyết giàu có của họ không chỉ nằm ở tiền, còn là sự hiểu biết được mở rộng ra những lĩnh vực khác, cách cư xử đặc biệt và họ còn có nhiều giá trị sống hoàn toàn khác với chúng ta.
1. Biết hàm ơn từ những điều nhỏ nhoi
Điển hình như ông chủ cafe Trung Nguyên từng nói: “Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo”.
Và ông đã tìm cách đền đáp ơn nghĩa đó, Đặng Lê Nguyên Vũ từng mượn 200 triệu của một gia đình để khởi nghiệp và suốt 23 năm nay vẫn trả cho người đó 25 triệu mỗi tháng để báo cái ơn, cái tình. Theo đó, ông đã chi tới 6,9 tỷ để trả ơn cho gia đình giúp 200 triệu.
Có thể thấy, không ai dạy họ điều đó nhưng hành xử đặc biệt của người giàu vốn đã khác biệt từ khi họ còn nhỏ. Từ lúc còn là một cậu bé nghèo, Cristiano Ronaldo hay đến cửa hàng McDonald’s địa phương mỗi tối muộn để xin đồ ăn còn thừa và được ba người phụ nữ làm việc tại đó cho ăn no.
Hình ảnh ấy khắc sâu trong tim Ronaldo nên khi thành công, anh đã cố tình quay lại để tìm lại ba người ấy nhưng đều không nhận được kết quả vì họ đã làm việc tại đó từ hơn 20 năm trước. CR7 hi vọng ba người phụ nữ tốt bụng năm nào nghe được thông tin này và lộ diện để anh trả ơn họ. Thậm chí, nếu tìm được họ, anh sẽ mời họ đến Lisbon và dùng bữa tối cùng mình.
2. Tự biết cách lấy lại cân bằng
Chúng ta những người hầu hết ở tầng lớp trung lưu hoặc nghèo khó vì chỉ mong cầu sự an toàn, muốn đảm bảo. Có vài người liều lĩnh hơn khi cố gắng tự làm ăn, kinh doanh nhưng sau đôi ba lần thất bại thì sợ hãi như “con chim sợ cành cong”.
Ấy vậy mà những người ở tầng lớp giàu và siêu giàu họ hành động ngược lại, họ như những kẻ “sưu tầm” thất bại, tiếp tục vững tin với con đường mình đã chọn dù có trải qua bao nhiêu lần hỏng việc, phá sản đi chăng nữa.
Có thể thấy khả năng tự cân bằng của họ thực sự xuất sắc. Nghĩ mà xem, đâu hiếm người làm ăn đổ bể là phiền não dẫn đến sinh bệnh, thậm chí lo lắng thái quá tới mức trốn tránh thực tại, muốn tự tử. Trong khi đó, hành xử đặc biệt của người giàu cũng trong hoàn cảnh đó là họ im lặng, tĩnh tâm để tìm ra cách thức khác cho đến lúc đi đến thành công mới thôi.
Nhà văn Elbert Hubbard từng nói: “Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công”.
Số lần thất bại của người giàu có, thành công nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng, thế nhưng họ chẳng kêu ca, than vãn làm gì vì điều đó chẳng ích gì, họ biết rằng chỉ có tự mình cứu lấy mình mà thôi. Đó là lý do họ nhanh chóng tìm cách lấy lại sự cân bằng và đứng dậy bước tiếp.
Có phải bản năng đã giúp họ giữ được sự cân bằng cuộc sống để có được tất cả những gì mình muốn?
3. Luôn có tầm nhìn xa trông rộng
Thực ra, cách hành xử đặc biệt của người giàu không phải ai cũng hiểu được, ví dụ như họ có đủ tầm nhìn xa để biết rằng một khoản tiền đầu tư hạng mục này thì bao nhiêu năm sẽ hoàn vốn, có lãi để yên tâm chờ đợi, trong khi ta lại cảm thấy đứng ngồi không yên khi tiền mình vừa bỏ ra chưa thấy mang chút lợi lộc nào về.
Trong kinh tế học có một loại lí luận gọi là: hiệu ứng bầy đàn. Nghĩa là chúng ta bị tâm lý bầy đàn – tâm lý của người nghèo rất giống nhau, đa số chúng ta đều bị hối thúc hành động với mục đích ngắn hạn, cho những gì ta thấy hiện hữu, không đủ kiên trì, hiểu biết để chờ một kết quả nào đó trong tương lai.
Vì vậy, muốn có tầm nhìn xa hơn, hãy đọc sách nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, tư duy nhiều hơn. Đây là điều vô cùng quan trọng mà nhiều người không làm được.
4. Tư duy và hành động độc lập
Thế nhưng sự thật là một trong những tâm kế của người thành công đó là không bao giờ duy trì mối quan hệ xã giao, thời gian đối với họ vô cùng quý giá, chỉ dành cho những người phù hợp, nếu không sẽ chỉ gây lãng phí không cần thiết mà thôi.
Họ xây dựng tình bạn, đối tác chân thành, sống mãi với thời gian chứ không bao giờ chạy theo số lượng bạn bè làm gì. Đúng là kết giao nhiều bạn bè sẽ có nhiều con đường để lựa chọn. Nhưng trên thực tế, quan trọng nhất vẫn là sống độc lập một mình.
Hơn nữa, thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng người sống trầm lặng tưởng không nổi bật ai ngờ toàn thiên tài như Albert Einstein là một người hướng nội đã từng nhận giải Nobel Vật Lý, Bill Gates đã tận dụng triệt để tính cách nội tâm của mình khi làm những việc quan trọng,…