-
Ngẫm nhân sinh, thời thế qua 7 chữ – Đại diện của 7 loại trí tuệ lớn
-
Những quan điểm nhân sinh sâu sắc của cổ nhân, đời đời lưu truyền
Người xưa có câu: “Tính nết mỗi người một kiểu, hành động tùy tiện là bản năng, kiểm soát được tính tình mới là bản lĩnh.”
Giữ được sự hòa nhã, đó không chỉ là một đức tính tốt, mà còn là nét giáo dưỡng lớn nhất của đời người.
1. Hòa nhã với người xa lạ – Đó là Lễ
Sách cổ có câu: “Tiết khí của đất trời, ấm áp thì vạn vật sinh sôi, mà lạnh lẽo thì vật khó sống. Người có tính khí lạnh lùng, duyên bạc mà phúc cũng mỏng. Chỉ có người hòa nhã nhiệt tình mới có phúc dày, đức cũng lâu dài.” Người nhân hậu ắt có phúc báo sâu dày.
Thái độ mà bạn đối xử với người khác, chính là thái độ mà tương lai bạn nhận lại từ người đó. Chỉ khi nào bạn hòa nhã, ấm áp, rộng lượng khi đối đãi với người khác thì mới có thể nhận lại sự nhiệt tình tương ứng.
Vậy tại sao phải quan tâm thái độ đối xử với người xa lạ?
Bởi vì người xa lạ không có quan hệ lợi ích với bạn, sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ vấn đề nào khi tiếp xúc với bạn. Như vậy thái độ đối đãi sẽ quyết định tu dưỡng và tư chất.
Còn với người có quan hệ lợi ích, thái độ thể hiện sẽ quyết định tình cảm, cách nhìn nhận. Tức là đã để tình cảm cá nhân xen vào.
Giữa người với người chính là mối quan hệ có qua có lại, bạn trao cho người khác một cành hoa, thứ bạn nhận lại sẽ là hương thơm của hoa lưu luyến trên tay.
Thái độ sống quyết định mối quan hệ giữa người với người
Bạn đối xử tốt với người khác, người khác mới có thể đối xử tốt với bạn; bạn lễ phép với người khác, người khác mới có thể lễ phép với bạn; bạn tôn trọng đối phương trước thì mới có thể nhận lại sự tôn trọng tương đương của người ta.
Làm người, điều kiêng kỵ nhất chính là quá đề cao cảm giác bản thân, tâng bốc cái mạnh mà giẫm đạp lên cái yếu. Đối đãi với người có địa vị cao hơn mình thì lúc nào cũng tươi cười hớn hở. Còn với người địa vị thấp hơn thì mặt lúc nào cũng lạnh tanh, bao nhiêu vẻ khinh thường lộ ra hết.
Có câu rằng: “Sông có khúc, người có lúc”, tức là đời người luôn biến đổi không ngừng. Bây giờ bạn khinh thường người khác, thì cũng sẽ có người khinh rẻ bạn. Cho nên con người phải học được cách hoán đổi vị trí để suy nghĩ, đối nhân xử thế cần có lễ độ.
Cái gọi là giáo dưỡng, chính là đặt mình vào vị trí của đối phương mà suy ngẫm vấn đề, hiểu được nỗi khổ tâm của đối phương.
Thái độ đúng đắn khi đối đãi với người xa lạ không phải là khách sáo, lạnh lùng, xa cách. Mà phải là dùng vẻ mặt hòa nhã để chào hỏi người ta, đó chính là Lễ – một trong những điều giáo dưỡng lớn nhất của đời người.
Đọc ngay: Giá trị của tu dưỡng – bạn chọn thành công hay thất bại?
2. Hòa nhã với cha mẹ – Đó là Hiếu
Người con chân chính hiếu thuận, là người kiễn nhẫn và hòa nhã khi nói chuyện với bố mẹ.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều kiểu người khác nhau, khi đó ta cũng sẽ thể hiện những thái độ không giống nhau.
Với người lạ, ta thường rất lễ phép và quy củ, trong sự hời hợt mang theo cả khách khí. Với đồng nghiệp, có thể dễ dàng nói chuyện đùa giớn vài câu với nhau, nhưng không bao giờ quên chừng mực.
Giữa bạn bè xã giao có thể ân cần hỏi han, thân thiết nhưng không thân mật. Nhưng với người thân, đặc biệt là trước mặt cha mẹ, cá tính thật sự của mỗi người mới bộc lộc chân thật nhất.
Khổng Tử đã nói, chuyện khó nhất khi hiếu kính cha mẹ chính là giữ được sự hòa nhã và kiên nhẫn. Lắng nghe: Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ – Cho dù bạn là ai cũng cần đọc 1 lần trong đời
Mua nhà, mua đồ ăn, đưa cha mẹ đi du lịch, đó đều chỉ là những vật chất bên ngoài, là “hiếu” ở cấp thấp.
Chữ “hiếu” cấp cao phải thể hiện ở sự kính trọng và tình cảm với cha mẹ. Cha mẹ trao cho ta sinh mạng, nuôi chúng ta khôn lớn, chúng ta đã tạo thành thói quen nhận mọi thứ từ cha mẹ.
Ta coi tất cả những việc cha mẹ làm cho mình là đương nhiên, không có lòng biết ơn cũng không kính trọng. Gặp phải chuyện gì không vui, không được như ý, về nhà là trút giận sang cha mẹ.
Chính thái độ thờ ơ của chúng ta sẽ tạo nên thương tổn sâu sắc nhất trong lòng cha mẹ. Cho nên thái độ hòa nhã cũng trở thành một thước đo đạo đức của những người làm con, là giáo dưỡng lớn nhất của đời người. Cuộc đời này, hãy nhớ rằng bạn chỉ mắc nợ duy nhất hai người mà thôi!
Phận làm con phải có thái độ hòa nhã khi nghe cha mẹ dạy dỗ. Nếu là điều đúng đắn thì nghe theo, điều chưa đúng thì cho qua. Dù cho những điều cha mẹ dạy bảo có đạo lý hay không thì cũng không được thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, chống đối. Bởi cha mẹ cũng là con người, cũng có lúc đúng lúc sai.
Người thật lòng yêu thương cha mẹ, chắc chắn sẽ luôn hòa nhã khi ở cùng cha mẹ. Mỉm cười từ sâu tận trong tim, để cha mẹ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
3. Hòa nhã giữa vợ chồng – Đó là Yêu
Vợ chồng là mối quan hệ vô cùng đặc biệt trên đời này, nó gắn kết hai người không hề có máu mủ nhưng lại ở bên nhau lâu nhất suốt cả cuộc đời. Nhân duyên vợ chồng đâu đơn giản, có duyên có nợ mới tu thành
Rất nhiều thời điểm, con người ta chịu áp lực hay uất ức ở bên ngoài, không có chỗ trút xả, thế là đem về nhà phát tiết với người thân mật bên cạnh.
Người đầu ấp tay kề với ta là người có quan hệ thân mật nhất, nhưng không có nghĩa là ta có thể vô cớ gây sự một cách vô lý. Chẳng ai sinh ra có nghĩa vụ phải gánh vác sự phát tiết giận dữ của một ai cả.
Hôn nhân vốn dĩ là những cảm xúc bình đạm hơn khi yêu rất nhiều. Nếu như không nói chuyện khéo léo, rất có thể sự bình đạm đó sẽ biến thành phiền phức, sầu não thậm chí xung đột và cãi vã.
Để có thể duy trì hôn nhân được bền lâu, còn phải xem hai người có biết cách đối đãi và giao tiếp với nhau hay không. Quan trọng nhất là phải có sự hòa nhã trong bất kỳ tình huống nào.
Thật ra, cách hai vợ chồng đối xử hòa nhã với nhau là biểu hiện của sự tôn trọng và trên hết là tình yêu mà cả hai dành cho nhau. Người có giáo dưỡng, là người thể hiện thái độ và tình cảm tốt đẹp nhất với người mình yêu thương.
Xem thêm: Nghệ thuật nói chuyện giữa các thành viên chính là bí quyết để giữ gìn gia đình hạnh phúc, ấm êm
Vợ chồng chung sống không phải xem ai có thể “áp chế” được ai, mà là hai bên cùng vun vén, cùng đắp xây và có được sự thấu hiểu với nhau. Giữa hai vợ chồng phải có sự tôn trọng lẫn nhau thì mới cho đối phương cảm nhận được tình yêu thương của mình.
Thay vì mở miệng than phiền, chi bằng thêm một chút quan tâm. Than phiền giống như một thứ axit, dù tình cảm có bền chắc thế nào cũng sẽ dần dà bị nó ăn mòn.
Một người chồng hoặc vợ cứ hết lần này đến lần khác trách móc, trút giận những điều bất mãn trong lòng mình với bạn đời, có thể trong lòng bản thân cảm thấy đây chỉ là một chuyện nhỏ, nhưng với đối phương thì đây chính là một sự dày vò, hủy hoại.
Nói cả đời nhưng cuộc đời này vốn dĩ rất ngắn, hòa nhã chính là giáo dưỡng lớn nhất đời người có thể giúp ta cuộc sống của ta trôi qua dễ dàng và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Lam Lam
Đời người có 4 NỖI SỢ LỚN NHẤT: Sợ để biết trân quý cuộc sống
Buông xả là gì, học buông xả để làm gì?
Bao giờ trả hết nghiệp – Thắc mắc muôn thuở của đời người
Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng chỉ để bỏ đi
Phật giáo chỉ ra 7 nỗi khổ lớn của đời người, không chừa một ai