Sau đó 11 năm sau khi đi công tác bộ đội về thì bố tôi có về lấy vợ và chuyển về Hải Phòng sinh sống từ đó đến nay. Đã rất nhiều lần bố tôi có về địa phương để đòi lại đất nhưng bác tôi không đồng ý trả lại đất cho gia đình tôi. Đến tháng 08 năm 2010 thì bác tôi đã làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho con trai của bác ấy mà gia đình tôi không được biết. Cho hỏi: Bây giờ gia đình tôi phải làm gì để có thể đòi lại mảnh đất trên, hiện tại gia đình không có bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến mảnh đất này. Mong sớm nhận được tư vấn của luật sư, gia đình xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Đất đai năm 2013
Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
2. Chuyên viên tư vấn:
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
Theo như thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn đã không trực tiếp sử dụng mảnh đất ở Mê Linh, Hà Nội từ năm 1949 đến nay, và gia đình bạn cũng không có bất kỳ một giấy tờ, tài liệu nào chứng minh về quyền sử dụng đất của gia đình mình. Do đó, việc giành lại mảnh đất này của gia đình bạn rất khó có thể đòi lại được, trừ trường hợp, bố bạn có thu thập được những bằng chứng để chứng minh vào thời điểm năm 1949 bố bạn có giao giấy tờ cho bác của bạn để quản lý, sử dụng thay bố bạn chứ không phải tặng cho hẳn quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này thông qua: Trích lục bản đồ địa chính tại địa phương nơi có đất để chứng minh quyền sử dụng đất từ năm bao nhiêu? do ai sử dụng? Có xác nhận của hàng xóm xung quanh chứng minh, hoặc những hình ảnh, video, băng ghi âm, ghi hình về việc thừa nhận của bác bạn khi được bố bạn giao cho sử dụng,… Khi thu thập được một trong những căn cứ trên, thì gia đình bạn có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nơi có đất để hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Cũng theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì:
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Một là, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định gồm:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Hai là, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tư vấn thêm:
Theo như thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã giao tất cả các giấy tờ liên quan đến mảnh đất này cho bác của bạn sử dụng từ năm 1949 đến nay. Bên cạnh đó, gia đình bạn cũng không trực tiếp sử dụng mảnh đất này từ khi bố bạn đi bộ đội về, cũng chưa làm bất kỳ một đơn từ nào để yêu cầu giải quyết từ đó đến nay. Chính vì vậy, căn cứ Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì bác của bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bác của bạn theo quy định của pháp luật, nếu bác của bạn sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp tính đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào tháng 08 năm 2010. Trong đó:
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?
– Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:
– Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
– Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;
– Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
– Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;
– Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;
– Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
– Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
– Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;
>> Xem thêm: Cần tư vấn luật cư trú, đăng ký thường trú tại Hà Nội ?
– Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
Như vậy, nếu bố bạn hoặc gia đình bạn không thu thập được những bằng chứng, giấy tờ, tài liệu để chứng minh quyền sử dụng đất ở Mê Linh, Hà Nội là đất của gia đình bạn hoặc việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người anh con của bác bạn là sai quy định thì gia đình bạn không thể lấy lại mảnh đất này từ bác bạn cũng như con trai của bác nếu trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Lê Thị Thảo – Chuyên viên tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê
>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại áp dụng năm 2020, hướng dẫn viết đơn khiếu nại