Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Khi hai bên có tranh chấp với nhau về đất đai mà đã nhiều lần thỏa thuận mà không thành thì có thể viết đơn đề nghị UNBD xã, phường can thiệp giải quyết. Căn cứ theo điều 202, Luật đất đai năm 2013.
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Việc UBND xã, phường hòa giải mà không thành thì một trong hai bên có thể viết đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có mảnh đất đó. Cụ thể việc giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại điều 203, Luật đất đai 2013 (Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền.
UBND xã, phường chỉ có thẩm quyền hòa giải giữa hai bên và thủ tục này pháp Luật chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc. Đối với một vụ việc tranh chấp đất đai bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện thẳng lên Tòa án.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, gọi: đẹp không tưởng để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Tham khảo thêm nội dung: Khiếu nại quyết định thu hồi đất và tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ?
>> Xem thêm: Cầm cố sổ đỏ để vay tiền có được không ? Sổ đỏ có thể là tài sản cầm cố không ?
2. Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật như thế nào ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi : đẹp không tưởng
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn nêu trên, nếu bạn có những chứng cứ chứng minh rằng những người tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã không thực hiện đúng các thủ tục tố tụng được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Luật tố cáo 2011.
Tại Điều 9 Luật Tố cáo quy định như sau:
” Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.”
Tại Điều 11 Luật Tố cáo có quy định như sau:
” Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
>> Tham khảo ngay: Hướng dẫn quy trình giải quyết tranh chấp đất đai ?
>> Xem thêm: Quy định về cấp sổ đỏ cho đất khai hoang mới nhất năm 2020 ?
3. Xác định người sử dụng đất hợp pháp trong tranh chấp đất đai và hướng giải quyết ?
Vụ việc tranh chấp này vẫn tiếp tục kéo dài, đến năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh N ra quyết định buộc bà D trả lại phần đất 1.200m2 đang tranh chấp cho ông H. Tiếp đó, năm 2012, UBND huyện N đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích đất này cho ông H và tiến hành cưỡng chế giao 1.200 m2 đất bà D đang sử dụng cho ông H. Năm 2015, ông H đã chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất này cho người khác. Trước đó, ngày 19/05/1997, Công an tỉnh N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1972 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký. (Căn cứ việc giám định chữ ký). Hiện người đang sử dụng phần đất tranh chấp là ông T (nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của ông H) đã có GCNQSDĐ. Gia đình bà D trong 20 năm qua không có chỗ ở phải đi ở thuê và tiếp tục khiếu kiện đòi trả lại đất. Hỏi:
1. Trong vụ việc này, ai là người sử dụng đất hợp pháp? Vì sao?
2. Hãy bình luận về những việc làm của các cấp chính quyền tỉnh N?
3. Vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?
Luật sư tư vấn đất đai trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Trong vụ việc này, ai là người sử dụng đất hợp pháp? Vì sao?
Để xem xét ai là người sử dụng đất hợp hợp pháp thì cần xem xét đến các vấn đề sau:
– Nguồn gốc của mảnh đất:
Năm 1993, Ông H làm đơn đòi lại một phần đất bà D đang sử dụng, với lý do là năm 1972, ông A (bố đẻ Bà D) khi còn sống đã viết giấy cho ông H 1.200m2. Tuy nhiên trên tờ cho đất chỉ có chữ ký của ông A và không có xác nhận của chính quyền. Ngoài ra, ngày 19/05/1997, Công an tỉnh N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1972 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký. (Căn cứ việc giám định chữ ký).
Theo đó tờ giấy cho ông H đất có chữ ký của ông A là không hợp pháp nên ông H không phải là chủ sử dụng đất hợp pháp.
Vì bà D là con đẻ của ông A nên khi ông A chết thì bà D có quyền thừa kế đối với mảnh đất 1.200 m2. Do vậy trong trường hợp theo quy định về thừa kế của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội thì bà D là người thừa kế hợp pháp nên là chủ sử dụng đất hợp pháp.
2. Hãy bình luận về những việc làm của các cấp chính quyền tỉnh N?
Mặc dù giấy cho đất giữa ông A và ông H không có xác nhận của chính quyền mà năm 1994, ông X, Chủ tịch UBND phường M lại ra quyết định buộc gia đình bà D phải trả lại phần đất này cho ông H. Vụ việc tranh chấp này vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2011. Chủ tịch UBND tỉnh N ra quyết định buộc bà D trả lại phần đất 1.200m2 đang tranh chấp cho ông H. Tiếp đó năm 2012, UBND huyện N đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích đất này cho ông H và tiến hành cưỡng chế giao 1.200m2 đất bà D đang sử dụng cho ông H. Trước đó, ngày 19/05/1997, Công an tỉnh N đã kết luận chữ ký trong giấy tờ nhượng đất năm 1972 mà ông H xuất trình không phải do ông A ký. (Căn cứ việc giám định chữ ký). Việc này của các cấp chính quyền tỉnh N là chưa hợp lý vì chưa có đủ căn cứ cho rằng mảnh đất này thuộc về ông H mà chính quyền lại giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H.
Do đó bà D có quyền khởi kiện các cấp chính quyền tỉnh N vì giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng pháp luật.
3. Vụ việc này sẽ được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?
Năm 2015, ông H đã chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất này cho người khác. Hiện người đang sử dụng phần đất tranh chấp là ông T (nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất của ông H) đã có GCNQSDĐ. Gia đình bà D trong 20 năm qua không có chỗ ở phải đi ở thuê và tiếp tục khiếu kiện đòi trả lại đất.
Vì việc chính quyền cấp đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H là trái pháp luật nên việc ông H chuyển nhượng lại quyền sử dụng dất cho ông T là không hợp pháp. Do đó GCNQSDĐ của ông H và ông T là trái pháp luật (Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội)
Như vậy, bà D có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu tòa giải quyết và kết quả gia đình bà D có lấy lại đất hay không sẽ do tòa án giải quyết sau khi điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn.
Thủ tục khởi kiện:
Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Quyền khởi kiện vụ án.
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.
Bạn cần thực hiện đúng theo quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn khởi kiện. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Trường hợp vì lý do khách quan mà không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp. Bạn bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Vấn đề gửi đơn khởi kiện đến Tòa án tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 190. Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này”.
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
>> Tham khảo ngay: Làm giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào ?
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
4. Tranh chấp đất đai được tặng cho bằng miệng ?
>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Theo dữ liệu bạn đưa ra chúng tôi có thể hiểu rằng tại thời điểm này mẹ bạn không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng mình bà bạn đã tặng cho mẹ bạn mảnh đất do đó đối với trường hợp này mảnh đất sẽ được giải quyết bằng cách chia thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Những người được thừa kế phần di sản của mẹ bạn bao gồm những người được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, mẹ bạn và 4 anh em còn lại thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên khi chia di sản là mảnh đất thì 5 người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Nhà bạn đang ở trên mảnh đất đó thì những người đồng thừa kế sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại một phần tiền tương ứng với giá trị ăn nhà cho mẹ bạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật MInh Khuê
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất khi không có giấy tờ chứng minh ?