Phần móng là 1,2m nghĩa là khi lên mặt bằng phần móng sẽ bị lấp đi và chỉ nhìn thấy tường(phần móng âm ở dưới là 50cm). Vì nghĩ là anh em ruột nên bố em không xây tường phân cách phần móng ra mà cho nhà chị gái lát sân đè lên(vì nhà chị gái cũng có lời là cho lát sân lên đỡ xây tường ngăn cách). Đến năm 2003, Nhà nước đo sổ đỏ, nhà chị gái không có sự chứng kiến của bà nội là người có quyền cho đất mà chị gái đã chỉ cán bộ địa chính đo hết cả khoảng sân(nghĩa là đo lên cả phần móng nhà em). Nay bố em, muốn khi bà còn sống, giải quyết cho xong việc đất đai vì nhà chị gái đang có ý định bán nhà. Em rất mong sớm nhận được sự tư vấn cũng như hướng giải quyết cho gia đình em.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai công ty Luật Minh khuê.
Trả lời:Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau
Căn cứ pháp lý:
Luật đất đai 2013
1. Hành vi lấn, chiếm đất
1.1. Khái niệm
Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với đất đai như sau:
– Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
-…
Về định nghĩa lấn, chiếm đất thì tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về hai khái niệm này như sau:
– Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
– Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.2. Hình thức xử lí đối với hành vi lấn, chiếm đất đai
Trong trường hợp của bạn là việc bị lấn đất ở nên hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
…
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Bên cạnh đó hành vi lấn chiếm đất thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Giải quyết tranh chấp đất đai
2.1. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
2.2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án
Theo quy định tại Điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
– Đơn khởi kiện theo mẫu.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.
– Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
– Nếu hồ sơ đủ:
+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật đất đai.
>> Xem thêm: Nên làm di chúc hay hợp đồng tặng cho đối với quyền sử dụng đất ?