Mục lục bài viết

    Hiện nay chú út lại muốn làm sổ đỏ và đứng tên cho mảnh đất đó. Vậy cho cháu hỏi là nếu chú út đứng tên thì có cách nào công nhận quyền sở hữu của sáu anh em không? hay là có cách nào làm sổ đỏ mà đứng tên cả sáu người không? Nói thêm là gia đình em vẫn rất hòa thuận, không có tranh chấp gì về mảnh đất, chỉ muốn làm cho nó rõ ràng để chú út không thể bán mảnh đất.
    Mong công ty tư vấn cho cháu! xin chân thành cảm ơn.
    Người gửi: Quân Nguyễn
    >> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng
    Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế?
    Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế
    Trả lời:

    >&gt Xem thêm:  Luật sư Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại

    1. Cơ sở pháp lý:

    – Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

    – Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

    2. Luật sư tư vấn:

    Vấn đề của bạn đặt ra ở đây chỉ đơn giản là làm thế nào để khi cấp “Sổ đỏ” có thể chứng minh được quyền sở hữu mảnh đất đó của cả 6 người.

    2.1 Cấp “Sổ đỏ” cho từng người:

    Theo Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định về việc cấp như sau:

    Trường hợp tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người mà những người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu chung đối với tài sản gắn liền với các thửa đất đó thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất và được ghi như sau:
    – Thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận
    – Thông tin về thửa đất của người được cấp Giấy chứng nhận
    – Thông tin về toàn bộ tài sản nằm chung trên các thửa đất liền kề mà người được cấp Giấy chứng nhận có quyền sở hữu chung với người khác ; trong đó diện tích tài sản gắn liền với đất ghi theo hình thức sở hữu chung.
    => Tại điểm Ghi chú trên trang 2 của Giấy chứng nhận được ghi “Cùng sở hữu chung… (ghi tên loại tài sản thuộc sở hữu chung) với… (ghi lần lượt tên của những người khác cùng sở hữu chung tài sản)”.
    Trường hợp tài sản gắn liền với đất nằm chung trên nhiều thửa đất thuộc quyền sử dụng đất của nhiều người khác nhau nhưng tài sản nằm chung trên các thửa đất đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì được ghi như sau:
    – Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất ghi thông tin về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất của người đó; thông tin về tài sản gắn liền với đất được ghi bằng dấu “-/-“;
    – Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản
    Thông tin về các thửa đất đã thuê (hoặc mượn,…) được ghi theo quy định sau:
    – Địa chỉ sử dụng đất: thể hiện thông tin địa chỉ chung của các thửa đất, bao gồm tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh;
    – Các thông tin về thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng đất được thể hiện theo bảng dưới đây:

    Tờ bảnđồ số

    Thửa đất số

    Diện tích (m2)

    Mục đích sử dụng

    Thời hạn sử dụng

    Nguồn gốc sử dụng

    2.2 Cấp “Sổ đỏ” đại diện:

    Theo Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người. Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”. Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.

    Bạn có thể xem xét lựa chọn một trong hai cách trên để bảo đảm quyền và lợi ích cho gia đình mình.

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    ——————————————-

    THAM KHẢO MỘT SỐ DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT:

    1. Tư vấn tách thửa đất đai;

    2. Tư vấn pháp luật đất đai;

    3. Tư vấn cấp lại sổ đỏ bị mất;

    4. Tư vấn mua bán, chuyển nhượng đất đai;

    5. Tư vấn đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    6. Tư vấn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do trúng đấu giá;

    >&gt Xem thêm:  Chính thể quân chủ chuyên chế là gì ? Sự hình thành, phát triển chính thể quân chủ chuyên chế