Năm 2012 cha tôi chết có để lại di chúc là để lại toàn bộ nhà đất cho mẹ tôi. Năm 2015 bà A chết, con gái bà A tiếp tục ở trên phần đất này.
Cho tôi hỏi:
-Với trường hợp nêu trên tôi có đòi lại được phần đất này không, nếu được (hoặc không) thì căn cứ nào để xử lý?
-Trường hợp nếu thắng kiện thì tôi có phải trả chi phí di dời nhà cho con bà A không, nếu có thì chi phí này được tính như thế nào?
-Ngoài ra gia đình con bà A thuộc diện nghèo, nếu bị xử di dời nhà thì nhà nước có chính sách nào hỗ trợ nơi ở khác cho con bà A không?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai 2013
2. Luật sư tư vấn:
>> Xem thêm: Đất được tặng cho mới chỉ công chứng hợp đồng mà chưa sang tên thì có đòi lại được không ?
Vấn đề đòi lại phần đất cho mượn:
Việc cha bạn cho bà A mượn đất không làm phát sinh việc chuyển quyền sử dụng mảnh đất đó sang cho bà A, phần đất đó vẫn do cha bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bà A và con gái đã ở trên mảnh đất đó ổn định từ năm 1990 đến nay, theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật đất đai 2013, bà A có khả năng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp đất đó phải là đất sử dụng ổn định, không vi phạm pháp luật đất đai và không có tranh chấp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đất mà bà A sử dụng là đất thuộc quyền sử dụng của cha bạn, rõ ràng bà A không có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó. Do vậy, khi người có quyền sử dụng đòi lại mà bà A không trả là vi phạm pháp luật đất đai.
Hiện tại, cha bạn và bà A đã mất, phần đất mà con bà A đang ở xác định là di sản mà cha bạn để lại. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, mảnh đất đó sẽ thuộc quyền sở hữu của những người đồng thừa kế. Theo như bạn trình bày, toàn bộ phần đất mà cha bạn để lại được chuyển cho mẹ của bạn theo di chúc của bố ban. Như vậy, hiện tại mẹ của bạn sẽ là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm cả mảnh đất mà con bà A đang ở.
Theo quy định tại Điều 97 Luật đất đai năm 2013:
“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước”.
Mẹ bạn là người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó, bao gồm cả mảnh đất mà con gái bà A đang ở. Do vậy, bạn và mẹ đương nhiên có quyền đòi lại mảnh đất đó.
Trường hợp bạn khởi kiện ra tòa:
Bạn có quyền đại diện cho mẹ bạn nộp đơn khởi kiện ra Tòa để kiện đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật.
Bạn có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản đó. Trong trường hợp này, tòa án nơi có bất động sản là tòa án nơi bạn, mẹ bạn đang thường trú.
Về vấn đề di dời nhà ở đối với con của bà A:
Theo quy định của pháp luật dân sự, đối với quan hệ cho mượn tài sản, người cho mượn tài sản có các nghĩa vụ theo quy định tại điều 498 Bộ luật dân sự 2015 đó là:
“1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.”
Điều 499 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:
“1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.”
Như vậy, khi người cho mượn tài sản yêu cầu đòi lại tài sản cho mượn chỉ cần thông báo với người đã mượn một thời gian hợp lý để trả lại tài sản mà không có nghĩa vụ phải thanh toán các chi phí phát sinh do việc trả lại tài sản mang lại. Do đó, bạn không cần phải thanh toán các chi phí di dời nhà cho con gái bà A.
Đối với trường hợp gia đình con của bà A thuộc diện hộ nghèo thì có thể được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo của Chính phủ như:
Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo của Thủ tướng Chính phủ, nhà nước sẽ hộ trợ hộ nghèo trong việc vay vốn để xây dựng nhà ở theo thứ tự ưu tiên hỗ trợ, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ cho vay 6 triệu đồng/1 hộ, ngoài ra nguồn vốn hộ trợ thêm sẽ do chính sách của từng địa phương quy định.
Bên cạnh đó, các chính sách về mua nhà ở xã hội, tặng nhà tình thương cho các đối tượng được hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương và theo thứ tự ưu tiên sau:
-Hộ gia đình có công với cách mạng;
-Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;
-Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
-Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…);
-Hộ gia đình sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn;
-Các hộ gia đình còn lại.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê