Hợp tác xã giải thể năm 1988 nhưng không trả lại toàn bộ diện tích đất đã góp mà chỉ cho sử dụng phần đã chia lúc vào hợp tác xã. Ba em xin sử dung phần đất những hộ khác được chia mà bỏ hoang (nằm trong phần đất nhà em trước khi vào hợp tác xã) thì bị mời lên UBND xã làm việc và không cho phép sử dụng. Từ năm 1988 đến năm 2017, những hộ đó bỏ hoang hoặc bán đi (đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dung đất). Năm 2017, nhà nước chủ trương cho đăng ký quyền sử dung đất trên địa bàn nên gia đình em làm đơn xin lại (trước đó mẹ em đã nhiều lần lên UBND xã hỏi về việc lấy lại đất nhưng họ đều trả lời là không được) và được trả lời như hình ảnh đính kèm. Gia đình em đăng ký phần đất đang sử dụng thì họ nói phải rút đơn khiếu nại xin lại những phần đất kia thì mới được đăng ký. Chủ tịch UBND phường đã xác minh nguồn gốc đất nhà em rồi mà khi gia đình em lên nộp đơn trên thị xã thì họ lại bảo không đủ chứng cứ xác nhận nguồn gốc. Em muốn hỏi là: – khi hợp tác xã giải thể tại sao nhà nước lại thu hồi đất nhà em chia cho hộ chính sách. – tại sao giải thể hợp tác xã lại chia theo định suất như khi vào? – tại sao được quyền khai phá trên đất trước đó đã có chủ sở hữu? – bằng khoán và giấy tờ sở hữu của xã viên khi vào hợp tác xã đều nộp lại cho nhà nước, vậy họ có trách nhiệm gì trong việc xác minh lại nguồn gốc? 

Em rất cám ơn anh/chị đã xem thư của em và rất mong nhận được sự giải đáp từ quý anh/chị. Chúc anh/chị ngày làm việc vui vẻ. Trân trọng.

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai 2013

Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 do Quốc Hội ban hành

Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

2. Nội dung tư vấn:

>&gt Xem thêm:  Mẫu giấy ủy quyền tham gia đấu giá tài sản, đất đai mới 2020

Theo Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 do Quốc Hội ban hành

“Điều 1: Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.”

Như vậy, câu hỏi của bạn là “khi hợp tác xã giải thể tại sao nhà nước lại thu hồi đất nhà em chia cho hộ chính sách; tại sao giải thể hợp tác xã lại chia theo định suất như khi vào“? đến nay sẽ không có câu trả lời thỏa đáng vì đó là chủ trương, chính sách trước 01/7/1991. Cũng như việc bạn làm đơn xin lại đất sẽ không được cơ quan nhà nước thừa nhận và xem xét giải quyết.

Tuy nhiên, tranh chấp về đất giữa gia đình bạn với hộ khác về phần đất bạn nói rằng trước khi góp vào hợp tác xã là đất của gia đình bạn vẫn được đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc UBND xã nói gia đình bạn rút đơn khiếu nại mới đăng ký được GCN QSD (Giấy chứng nhận Quyền sử dụng) đất, xét về thủ tục là đúng vì nguyên tắc không cấp GCN QSD đất cho đất có tranh chấp. Nhưng xét về bản chất thì không giải quyết được vấn đề, vì như bạn nói, vẫn thiếu chứng cứ chứng minh nguồn gốc đất. Do bằng khoán và giấy tờ xã viên đã giao lại cho nhà nước, không có bất kì giấy tờ nào khác nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định như sau:

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

…”

Nếu như không đưa ra được các giấy tờ chứng minh thì gia đình bạn có thể đưa ra người làm chứng chứng minh những nội dung trong giao dịch góp đất giữa gia đình bạn với hợp tác xã trên thực tế. 

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không giải quyết tranh chấp, bạn có thể xin nhà nước giao đất, vì thực tế có phần đất đang bị bỏ hoang. Bạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau nộp cho Phòng Tài nguyên & Môi trường:

1. Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

2. Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Trân trọng./. 

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Đất được tặng cho mới chỉ công chứng hợp đồng mà chưa sang tên thì có đòi lại được không ?

>&gt Xem thêm:  Không sử dụng đất lâu năm có xin cấp lại được không ?