Dĩ hòa vi quý là gì, có phải là nhu nhược, kém cỏi, hèn mọn không?
Hiểu về Dĩ hòa vi quý
Cổ nhân có câu: “Dĩ hòa vi quý” để hướng dẫn cho chúng ta trong cách đối nhân xử thế. Vậy dĩ hòa vi quý là gì? Nó có nghĩa là phàm chuyện gì cũng lấy hòa hợp, hòa khí, hài hòa làm mục đích cao nhất. Tức là trong mọi hoàn cảnh, mọi người đều coi trọng hòa khí, đối đãi với nhau thân ái, chân tình.
Chứng kiến bao nhiêu vui buồn, thăng trầm của cuộc đời, nhưng nếu bạn lý trí kiểm soát cảm xúc, khiến nội tâm tĩnh lại, không để những tình cảm thái quá bộc phát ra.
Bài học cuộc sống về sự chịu đựng cho thấy để mọi sự tốt hơn thì bạn có thể nhẫn nhịn cho mọi chuyện qua đi cũng là điều đáng làm. Chúng ta cần biết cư xử hòa nhã và biết tiết chế “cái tôi” của mình để không làm mất hòa khí, có thái độ sống cầu thị, đối nhân xử thế hòa nhã, lịch thiệp.
Ví dụ như bạn không cần tranh cãi người không cùng tầng vì mỗi người có một kiến thức, góc nhìn khác nhau, chỉ nên nói về điểm chung để cuộc sống hài hòa, điểm khác biệt nên im lặng vì tranh luận cũng chẳng mang lại điều gì tốt đẹp hơn khi ai cũng cho rằng mình đúng.
Thế nhưng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng những người cứ lấy: Dĩ hòa vi quý làm trọng thì thường sống nhu nhược. Ví dụ như vì chỉ muốn sự ôn hòa mà để cho kẻ xấu lấn át, lộng hành thì chẳng cần dĩ hòa vi quý làm gì cả.
Sự thật là đó chỉ là góc nhìn sai lầm của câu nói này. Việc lấy hòa làm trọng nhưng cũng cần có cả trí trong việc nghĩ tới HÒA, nên không có chuyện là cổ xúy cho lối sống thờ ơ, cả nể, không dám lên tiếng, không dám phê bình, xuề xòa bỏ qua những sai phạm…
Hòa nhã để lợi ích riêng hòa hợp với lợi ích chung, phát triển lợi ích chung chứ không phải hòa nhã, nhường nhịn để cái xấu, cái tiêu cực lấn lướt. Chan hòa, lấy hòa làm trọng cũng không phải là tỏ thái độ thơ ơ, bao dung, che đậy cho cái xấu hoành hành. Hòa thuận những không có nghĩa là chịu đựng, cam chịu.
Tranh cãi với mục đích là HÒA có gì sai?
Ví dụ như khi vợ chồng cãi nhau nhưng việc tranh cãi đó mục tiêu cuối cùng cũng chỉ là để vợ chồng hiểu và HÒA làm một thì việc này cũng như việc hai bánh răng trước khi khớp với nhau từng nấc một thì trước đó bạn ép nó mãi cũng không vào được, chúng liên tục chống lại nhau.
Thế nên khi cả việc hai người tranh luận nhau nhưng mục đích vẫn là để hạnh phúc hơn thì cách dùng từ, cách nói chuyện, cho tới thái độ của cũng phải khác với việc cãi nhau để tranh thắng – thua.
Vậy thì trong mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, làm thế nào để có hòa khí?
Trong cuộc sống, mỗi người có một cá tính, mỗi gia đình có văn hóa riêng, mỗi ngôi làng hay đất nước có những phong tục riêng,… cho nên khi gặp nhau thì thường có những điều “không khớp” dễ xảy ra tranh luận, mâu thuẫn.
Nhưng khi ta lấy HÒA làm trọng, thì nếu ta có nói về quan điểm cá nhân nhưng với thái độ mang tính xây dựng, thấu hiểu cho người khác thì chẳng có gì là sai.
Chỉ cần xem HÒA là gốc thì dù là tranh cãi hay là im lặng cũng đều cho mục đích tốt đẹp, từ đó ta tự điều chỉnh được hành vi của mình theo hướng tích cực hơn.