Đâu là cách giúp con thấu hiểu khi bố mẹ ly hôn?

xem thêm dịch vụ giao hoa tận nhà tại phú yên

Đâu là cách giúp con thấu hiểu khi bố mẹ ly hôn?

Thứ Ba, 03/12/2019 10:04 (GMT+07)

fbfbfbfb

(Lichngaytot.com) Cách giúp con thấu hiểu khi bố mẹ ly hôn chưa bao giờ là điều dễ dàng cả nên cần có sự đồng lòng của cả bố lẫn mẹ của chúng để tránh những sự cố đáng tiếc nhất có thể xảy ra đối với con trẻ.


Mới đây, thông tin bé L. được cho là đã tử tự ở một khu chung cư vì buồn do không chấp nhận được cú sốc bố mẹ ly hôn nên đã có quyết định dại dột. Một thực tế là có những đứa con khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau, đánh nhau…, thậm chí là ly thân, ly hôn thì các em rơi vào cảm giác bất lực, chán nản, trầm cảm và nghĩ đến cái chết.
 

Ly hôn còn tốt hơn cãi nhau trước mặt con

Sẽ có người ngoài cuộc buông những lời như: “Sao không giấu mà để con biết?” hay “Đừng cãi nhau trước mặt con”, hoặc “Chuyện của bố mẹ sao đặt áp lực lên con cái?”.

Đúng là nhận định của những người ngoài hoàn toàn ngoài cuộc!

Khi bắt đầu một cuộc sống hôn nhân người ta ai chẳng mong có những điều hạnh phúc nhất đến với mình chứ ai ngờ sẽ có ngày mọi thứ đổi chiều?

Ai chẳng biết bất hòa vợ chồng vào cuộc sống gia đình khiến những đứa trẻ bị tổn thương. Ai chả mong đứa trẻ của mình hạnh phúc trong một gia đình hạnh phúc, để chúng có cuộc sống dễ dàng thành công hơn.

Và cũng chẳng ai muốn ly hôn để đối mặt với những khủng hoảng trước và sau ly hôn. Những xáo trộn khi phải bắt đầu lại cuộc sống độc thân, với những trách nhiệm cho bản thân, con cái, các vấn đề liên quan đến nơi ăn chốn ở và đối diện với những câu hỏi từ người thân, bạn bè về tình trạng của mình khiến nhiều người rơi vào trạng thái nhẹ thì căng thẳng, nặng thì trầm cảm.

 
Thế nhưng ly hôn là việc cuối cùng họ đành phải làm vì đôi khi hậu quả của việc này còn ít hơn cả việc họ cùng chung sống trong sự bất hòa, căng thẳng. Nếu cha mẹ tranh cãi nhiều về trẻ, rất có thể chúng sẽ cảm thấy mình chính là người có lỗi, tình trạng sẽ tồi tệ hơn.
 
cach giup con thau hieu khi bo me ly hon
 
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ly hôn không phải nguyên nhân chính khiến trẻ bị tổn thương nhiều nhất mà là xung đột giữa cha và mẹ trong thời gian dài.

Hơn nữa, ly hôn ảnh hưởng đến hầu hết trẻ em trong thời gian ngắn, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đứa trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần sau đó khoảng 2 năm. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ em gặp các vấn đề nghiêm trọng khi cha mẹ ly hôn.

 
Một nghiên cứu khác ở Trường ĐH Pennsylvania (Mỹ), cũng cho thấy sự khác biệt giữa trẻ có cha mẹ ly hôn và trẻ sống cùng cha mẹ, nhưng không đáng kể.
 
Khi đánh giá thành tích học tập, các vấn đề tình cảm, hành vi, mối quan hệ xã hội,… đối với những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn đến tuổi thiếu niên, nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt nhiều so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ. Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn vẫn học tốt, cư xử tốt,… khi đến tuổi vị thành niên.
 
Nhưng điều quan trọng là sau ly hôn, bố mẹ không nên thù hận nhau quá và cố gắng lôi kéo đứa trẻ về mình. May mắn là hiện nay, có khá nhiều cặp đôi ly hôn nhưng vẫn cư xử rất văn minh, họ vẫn cùng nhau chăm sóc con cái.

Thậm chí, có những cặp dù đã có gia đình riêng nhưng họ vẫn còn muốn ở gần nhau để con trẻ có thể dễ dàng qua lại 2 nhà với mong muốn dù bố mẹ không còn yêu nhau nhưng chúng vẫn cảm thấy ổn khi cảm nhận được tình thương từ cha mẹ. 

 

Cách giúp con thấu hiểu khi bố mẹ ly hôn

 
Liên quan đến việc có nên nói cho con biết rạn vỡ trong gia đình đang xảy ra hay không, thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý giáo dục) cho hay: “Trẻ con quá nhỏ và cũng chưa có trải nghiệm để đủ sức đối mặt với những tan vỡ, chúng coi việc bố mẹ ly hôn là bất hạnh của cuộc sống.
 
Khi bố mẹ đã cố gắng nhưng vẫn không thể dung hòa, không thể tiếp tục ở với nhau thì tôi nghĩ đầu tiên là bố mẹ phải thống nhất với nhau làm công tác tư tưởng cho con, tránh việc cãi vã nhau trước mặt con để con cảm thấy mình bất hạnh, mình bị tổn thương.
 
Hãy để con hiểu được rằng khi bố mẹ đã cố gắng nhưng không thể tiếp tục mối quan hệ thì đôi khi ly hôn là một cách giải thoát cho nhau để tìm được niềm vui và hạnh phúc thực sự. Nếu cứ cố gắng nhưng mãi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì cả cha mẹ và con cái đều như sống trong “địa ngục trần gian”.
 
Ngoài ra, nhà trường cũng nên nhấn mạnh phần giáo dục đời sống gia đình trong môn Giáo dục công dân. Giáo viên nên đưa chủ đề về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
 
Ví như, nếu bố mẹ không ở với nhau thì các con sẽ làm gì? Điều đó để các con có thể hình dung tổng thể về các mối quan hệ, những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống để không bị sốc. Hiện nay, trong môn Giáo dục công dân mới chỉ nhắc đến vai trò của các thành viên trong gia đình với nhau chứ chưa đặt vấn đề giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên ra sao”.

 
quyet dinh ly hon la viec khong he de dang
 

Cuộc sống bộn bề với áp lực nuôi con, chăm lo gia đình nên nhiều cặp đôi không thực sự quan tâm tới con cái ngoài việc cho chúng tiền để đi học.

Đôi khi, các bậc phụ huynh nên nhận ra rằng, không phải chỉ tập trung việc cho con đi học trường tốt mà còn giúp chúng trang bị các kỹ năng sống, hướng dẫn chúng cách nhìn nhận cuộc sống.

Và điều quan trọng là dạy chúng trở nên mạnh mẽ hơn với bất cứ biến cố nào của cuộc sống. Vì bản chất cuộc đời này chẳng có gì là mãi mãi, bao gồm cả tình cảm của bố mẹ chúng.

Một số cha mẹ chọn phải pháp nói dối khi con hoặc lờ đi khi con đề cập đến. Tuy nhiên, trẻ rất nhạy cảm, chúng hầu như đã đoán ra được những vấn đề mà chúng là một phần trong đó.

Bạn có thể không tin nhưng trẻ con còn cảm nhận được cả những rạn vỡ trong gia đình còn rõ ràng hơn cả người lớn vì đối với chúng việc bố mẹ hạnh phúc chính là niềm vui thơ ngây mà chúng có được, tình yêu của bố mẹ cũng là mối quan tâm hàng đầu của chúng.
 

Vì thế, khi hai vợ chồng đã có những cố gắng hàn gắn nhưng không thànhthì đừng cố tình giấu bọn trẻ nữa. Bạn cần dần dần dẫn dắt để giúp các con hiểu chuyện gì đang diễn ra. Nhưng nhất định không vì muốn lôi kéo con về mình mà nói xấu bố hoặc mẹ của chúng.
 

Cách thông báo cho trẻ về quyết định ly hôn của bố mẹ

 
Cách giúp con thấu hiểu khi bố mẹ ly hôn không hề có tính khuôn mẫu nhưng cả hai phải đảm bảo rằng tôn trọng trẻ, đừng tỏ thái độ rằng chúng chẳng biết gì cả. Có thể những việc khác hai người không muốn hợp tác với nhau nhưng vì hạnh phúc của các con hãy đồng lòng để giúp chúng hiểu điều gì đang diễn ra.

Không ai trong hai người được phép vắng mặt khi bắt đầu cuộc trò chuyện không kém phần nghiêm túc này. Cho dù ly hôn không phải quyết định đồng thuận của cả vợ lẫn chồng, các bạn vẫn nên nói với con khi có cả hai người ở đó. Khi bố mẹ chia tay, bọn trẻ sẽ cố gắng níu kéo người lớn lại. Cách tốt nhất, bạn nói với con vào ngày nghỉ, nếu không cũng nên cho phép con ngày đó được ở nhà để chúng ổn định tâm lý hơn.

Lên kế hoạch cẩn thận cho buổi nói chuyện mang lại cho bọn trẻ cảm giác bố mẹ rất tin vào quyết định mới này và các cháu sẽ an tâm hơn.

Hai người cần xác định từ trước mình sẽ nói với con cái gì. Những sai lầm ngớ ngẩn, bất ngờ trong cách nói chỉ làm cả hai vợ chồng và các con thêm bối rối, đau buồn. Có thể “tập” trước để tránh lúng túng khi trò chuyện với con.

 
chuan bi tam ly khi noi ve tre viec bo me ly hon
 
Nếu nói ra, có thể con bạn sẽ không dễ dàng chấp nhận sự thật ngay lập tức nhưng với tình yêu thương của bạn cũng như của những người thân xung quanh, con bạn sẽ dần dần vượt qua khó khăn và vẫn có thể phát triển tốt.

Biết sự thật sớm, cũng có thể là cơ hội để cháu có thêm thời gian hồi phục khỏi khó khăn này. Nếu chính bạn là người nói ra, sẽ tránh được khả năng sự thật bị bóp méo bởi người khác khiến cháu hiểu sai tình hình.

 
Thông báo với con vấn đề chính một cách đơn giản như: “Bố mẹ đã chia tay vì không thể sống hòa hợp cùng nhau nhưng bố mẹ luôn yêu con”. Hãy cho con thấy có những điều sẽ không bao giờ thay đổi như tình yêu của bạn dành cho chúng là điều quan trọng nên làm. Nói với con rằng hai bạn dù không còn bên nhau nhưng vẫn luôn là Bố – Mẹ của con.

Nhấn mạnh vào tình yêu thương của bạn dành cho con, và chuẩn bị trả lời những thắc mắc của con, bạn cũng có thể giải thích rằng: “Bố mẹ sợ con bị tổn thương nên đã giấu con nhưng bố nghĩ bây giờ con đã đủ lớn và con có quyền được biết sự thật” để con bạn cảm thấy được tôn trọng. 

Kathy

Mơ thấy ly hôn là điềm báo gì? Con số may mắn là gì?
Mơ thấy ly hôn là điềm báo gì? Con số may mắn là gì?
Những nét tướng vợ chồng không hòa hợp, có kết hôn rồi cũng dễ ly hôn 

 

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

shop hoa tươi ninh bình   , shop hoa tươi lạng sơn

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Gải mã giấc mơ

Post a comment

Chát Zalo
Gọi Điện