Mục lục bài viết

    1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?

    Kính chào công ty Luật Minh Khuê, hiện tôi đang có một mảnh đất trồng cây lâu năm, giờ tôi muốn xây nhà lên mảnh đất đấy có được không? Nếu không được xây nhà mà tôi vẫn xây thì sẽ xử phạt ra sao?
    Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

    Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?

    Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến, gọi ngay: đẹp không tưởng

    Luật sư tư vấn:

    Khoản 1, điều 10, Luật đất đai năm 2013 quy định:

    Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

    1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

    b) Đất trồng cây lâu năm;

    c) Đất rừng sản xuất;

    d) Đất rừng phòng hộ;

    đ) Đất rừng đặc dụng;

    e) Đất nuôi trồng thủy sản;

    g) Đất làm muối;

    h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

    Dựa vào căn cứ trên thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

    Điều 6, luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

    1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
    2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
    3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Do đó, đất của nhà bạn đang sử dụng là đất trồng cây lâu năm thì chỉ được sử dụng cho mục đích trồng cây lâu năm. Bạn muốn xây dựng nhà ở thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà gia đình bạn xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm là trái quy định của pháp luật.

    Khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định:

    2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Theo đó thì hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu gia đình bạn cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.

    Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?

    Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất (ảnh minh họa)

    Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT bao gồm:

    + Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

    + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    + Biên bản xác minh thực địa;

    + Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

    + Văn bản thẩm định nhu cầu, điều kiện sử dụng đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    Bạn nộp 01 bộ hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để xin chuyển mục đích sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

    Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt hành chính ?

    2. Thời điểm áp dụng các văn bản về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?

    Thưa luật sư! Năm 2010, tôi có xây dựng căn nhà mà không xin phép. Nay chính quyền địa phương lập biên bản, ban hành quyết định áp dụng biện khắc phục hậu quả về hành vi xây dựng công trình không phép theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.
    Nay chính quyền địa phương lập biên bản, ban hành quyết định áp dụng biện khắc phục hậu quả về hành vi xây dựng công trình không phép theo Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ. Như vậy có đúng hay không vì tại thời điểm tôi xây dựng Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của chính phủ là văn bản quy định xử lý vi phạm?

    Thời điểm áp dụng các văn bản về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?

    Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi:đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Điều 6-Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:

    Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

    a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

    Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

    Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

    b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

    Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

    Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

    ………………………………………………………………………………..

    d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

    Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là khoảng thời gian xử lý vi phạm hành chính, khi hết khoảng thời gian này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ mất quyền xử lý vi phạm, người có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ.

    Như vậy, sẽ có hai trường hợp xảy ra trên cơ sở Điều 6 trên:

    – Nếu trong khoảng thời gian trên bạn không cố tính trốn tránh, cản trở vệc xử phạt thì căn cứ điểm a-khoản 1-Điều 6 thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đã hết và cơ quan có thẩm quyền của địa phương không có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về xây dựng. Cho nên không đặt ra vấn đề áp dụng Nghị định 23/2009//NĐ-CP ( Có hiệu lực tư 1/8/2009) hay Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

    – Nếu trong khoảng thời gian trên bạn cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt sẽ được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Thời điểm phát hiện vi phạm vào năm 2017 và theo Điều 71-Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2013, thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Vì vậy, văn bản được áp dụng là Nghị định 121/2013/NĐ-CP.

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Có được xây dựng ban công, ô văng đua ra đường công cộng hay không ?

    3. Mức phạt đơn vị thi công xây dựng công trình mà không che chắn, rơi vãi vật liệu ?

    Thưa luật sư, Bên cạnh nhà tôi có một công trình xây dựng mà cát bụi thường xuyên bay qua nhà gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi muốn khiếu nại và không biết mức phạt như thế nào ?
    Xin luật sư tư vấn cụ thể. Cảm ơn!

    Mức phạt đơn vị thi công xây dựng công trình mà không che chắn, rơi vãi vật liệu ?

    Hướng dẫn quy chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động xây dựng, gọi ngay: đẹp không tưởng

    Luật sư tư vấn:

    Theo quy định của Điều 13, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở về xử phạt vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

    1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận mà không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;

    b) Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

    8. Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).

    9. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Điểm b Khoản 7 Điều này mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

    10. Hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này mà không thuộc trường hợp xử lý theo quy định tại Khoản 9 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

    Như vậy, với lỗi này căn cứ vào khoản 1, điều 13 thì mức phạt chỉ từ 500.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ. Bạn có thể căn cứ thêm các quy định tại điều khoản này để khiếu nại hoặc yêu cầu xử lý với mức phạt khác nhau. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ với Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: đẹp không tưởng để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu ? Diện tích ban công

    4. Tư vấn về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng ?

    Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: hiện tôi đang công tác tại ban Quản lý dự án – Xây dựng của huyện, được quyết định thành lập của Chủ tịch UBND huyện, được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư.

    Vậy cho hỏi, Ban Quản lý dự án – xây dựng chúng tôi có bị xử phạt theo nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng hay không? Vì theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP có nói: “Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức thuộc trường hợp quy định tại điều 1 của nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính”. Theo Điều 1 của nghị định số 81/2013/NĐ-CP: “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.
    Xin luật sư tư vấn giúp tôi!

    Tư vấn về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng ?

    Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, xây dựng trực tuyến, gọi số: đẹp không tưởng

    Luật sư tư vấn:

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là tổ chức sự nghiệp kinh tế, được UBND huyện quyết định thành lập, được UBND huyện quyết định thành lập, có nhiệm vụ giúp UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng do UBND huyện làm chủ đầu tư.

    Theo Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án xây dựng quy định:

    Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, cụ thể như sau:

    c) Đối với cấp huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng;”

    Trong trường hợp bạn đang công tác tại ban Quản lý dự án – Xây dựng của huyện, được quyết định thành lập của Chủ tịch UBND huyện và được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư. Tức là bạn có thể thực hiện vai trò đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư. Như vậy, Ban Quản lý dự án – xây dựng sẽ không bị xử phạt theo nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng nếu không có hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao.

    >> Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn về Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính?

    Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Mẫu quyết định xử phạt hành chính mới nhất năm 2020

    5. Tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công ?

    Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau: Gia đình tôi có 1 căn nhà vừa xây xong tại khu vực Quận 12, TPHCM. Hiện nay chúng tôi đang có nhu cầu làm hoàn công cho căn nhà (diện tích khu đất 5,4m x 17m, diện tích sàn xây dựng 5,4m x 13m, bao gồm 1 trệt và 2 lầu).

    Vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên gia đình tự đứng ra thuê nhân công và mua vật tư về để làm. Vậy xin được tư vấn: 1. Như vậy chúng tôi có phải đóng thuế xây dựng hay không (nếu đóng thi phải đóng bao nhiêu) 2. Trong trường họp gia đinh tự đứng ra làm thủ tục hoàn công (không thông qua dịch vụ) thì chi phí hết khoảng bao nhiêu (con số ước lượng).

    Tôi xin cảm ơn !

    Tư vấn về đóng thuế xây dựng

    Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng (nhất là nhà ở của người dân) không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật; những nhân công xây dựng nhà cho bạn được coi là cá nhân kinh doanh dịch vụ xây dựng, lắp đặt và phải thực hiện nộp thuế như với cá nhân kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC .

    Tuy nhiên, đối với hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ thì pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ nộp thuế theo Công văn số 3700/ TCT/DNK thì “Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay”

    Nếu bạn không làm hợp đồng thuê công nhân xây dựng thì bạn có nghĩa vụ nộp thuế thay cho họ, trong trường hợp này là thuế thu nhập cá nhân. Bạn cũng phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng do tự mua nguyên vật liệu xây dựng. Như vậy, bạn phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

    Về trường hợp này chị sẽ phải nộp thuế thay cho nhân công xây dựng nhà của bạn theo từng lần phát sinh đối với hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu theo quy định tại Điều 3 thông tư 92/2015/TT-BTC, việc tính thuế được xác định như sau:

    “a.1.5) Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

    b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

    Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

    c) Xác định số thuế phải nộp

    Số thuế GTGT phải nộp

    =

    Doanh thu tính thuế GTGT

    x

    Tỷ lệ thuế GTGT

    Số thuế TNCN phải nộp

    =

    Doanh thu tính thuế TNCN

    x

    Tỷ lệ thuế TNCN

    Điểm b khoản 2 Điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

    “- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.”

    Do bạn cung cấp thông tin về số liệu không cụ thể nên chúng tôi không thể đưa ra con số ước tính, bạn có thể căn cứ về các quy định nêu trên để tính toán chi phí.

    Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: đẹp không tưởng

    Trân trọng./.

    >&gt Xem thêm:  Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?

    6. Hỏi về vi phạm xây dựng chuồng trại trên diện tích đất ao ?

    Thưa luật sư cho phép tôi hỏi một vấn đề về vi phạm xây dựng chuồng trại trên diện tích đất ao.( đất chuyển từ trồng lúa sang nuôi cá). Chẳng là gia đình tôi có mua lại ruộng đất trồng lúa của các hộ trong làng ở xứ đồng trũng chỉ trồng được 1 vụ/năm) để dào ao thả cá (có giấy tờ mua bán đầy đủ) Cánh đồng đó thuộc vùng qui hoạch nuôi thủy sản của xã.
    Tuy nhiên do thủ tục phức tạp nên gia đình tôi không xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đã tiến hành đào ao nên đã bị phạt hành chính (năm 2013). Sau 2 năm nuôi cá không xây dựng theo mô hình V-A-C nên nuôi không có lãi, gia đình tôi quyết định xây chuồng trại chăn nuôi lợn trên bờ ao (cũng không xin phép của UBND xã) tuy nhiên một phần đất bờ ao của gia đình tôi lại gần đường cứu hô cứu nạn đang thi công của thị xã nên thị xã và UBND xã không cho xây dựng nên đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và bắt tháo rỡ. (nhà tôi xây cách đường 5m, là công trình đổ nền bê tông, xây tường gạch).
    Vậy xin hỏi luật sư là gia đình tôi đã vi phạm những điều gì và các cấp có thẩm quyền xử lý đã đúng không?
    Xin chân thành cảm ơn!

    Hỏi về vi phạm xây dựng chuòng trại trên diện tích đất ao ?

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: đẹp không tưởng

    Trả lời:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn của Công ty chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

    Đối với trường hợp của gia đình bạn diện tích đất nuôi thủy sản này ban đầu là đất trồng lúa theo thông tin bạn cung cấp gia đình đã bị phạt hành chính vào năm 2013 rồi nhưng vẫn chưa tiến hành cách thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nếu gia đình muốn đào ao thả cá hoặc sử dụng đất vào bất cứ mục đích nào khác cần phải xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 57 LĐĐ. Căn cứ theo khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai năm 2013 diện tích mà gia đình bạn đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản này hoàn toàn có thể sử dụng để xây dựng mô hình kinh tế trang trại VAC được, tuy nhiên bạn cần phải tiến hành các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản mới được tiến hành các hoạt động xây dựng chuồng trại này.

    “Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
    a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;”

    “Điều 142. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại

    1. Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

    2. Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều 129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp.

    3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy gia đình bạn đã vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng đất, đồng thời có hành vi tự ý xây dựng trái phép do trên pháp luật diện tích này vẫn là đất trồng lúa và không được phép xây dựng chuồng trại. Đối với hành vi vi phạm này mức xử phạt sẽ căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

    “Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

    2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

    Rất mong nhận được sự hợp tác!

    Trân trọng./.

    Bộ phận Tư vấn Pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê

    >&gt Xem thêm:  Xin tư vấn về việc xử phạt vi phạm hành chính ?