Năm 1996 gia đình nhà hàng xóm chuyển vào miền nam sinh sống nhượng lại đất cho người em gái sử dụng, đến nay nhà hàng xóm mới xây nhà thì xẩy ra tranh chấp họ cho là nhà tôi lấn chiếm đất của nhà họ và phần móng nhà là đất thuộc nhà họ, Bây giờ nhà tôi chưa có sổ đỏ nhưng theo số đo mới của vlap thì nhà tôi không có phần đất ở móng đó vì họ cho là theo sổ đỏ hiện tại của nhà họ thì gia đình tôi không có phần đất đó. Liệu có cách nào giúp gia đình tôi đòi lại được số đất trên không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được tư vấn từ phía quý luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật đất đai của Công ty luật Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai 2013

2. Nội dung tư vấn:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì khi bạn xây nhà phần móng bè đua ra khởi tường nhà 30 cm mái trên cũng đua ra 30cm và sử dụng không có tranh chấp gì với nhà hàng xóm lên từ trước tới giờ phần đất trên bề mặt là nhà hàng xóm trồng cây. Tuy nhiên, phần đất mà bạn lấn sang đó không thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn và hiện tại khi đo lại thì phần đất thuộc sở hữu của gia đình bạn cũng không có phần đất đó mà thuộc quyền sở hữu của nhà hàng xóm.

>&gt Xem thêm:  Diện tích tối thiểu để tách sổ đỏ và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất ?

Luật đất đai 2013 tại Điều 3, khoản 16 có quy định như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Về nguyên tắc bảo đảm của nhà nước đối với người sử dụng đất căn cứ theo điều 26 Luật Đất Đai 2013:

Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, nếu phần đất trên thuộc quyền sở hữu của người khác, bạn cũng không có giấy tờ chứng minh bạn có quyền sở hữu đối với phần đất trên thì bạn không được quyền đòi lại. Vì phần đất đó không thuộc quyền sở hữu của bạn mà thuộc quyền sở hữu của người khác.

Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng phần đất này thuộc quyền sử dụng của gia đình mình, thì có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất căn cứ theo Điều 101 Luật đất đai 2013:

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Nếu tranh chấp về quyền sử dụng đất thì các bên có thể hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất, nếu hòa giải không thành thì thẩm quyền giải quyết: nếu có Giấy chứng nhận hoặc nếu có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 thì được lựa chọn một trong 2 hình thức tại UBND cấp huyện hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh KHuê

>&gt Xem thêm:  Tách thửa đất ở có đất trồng cây lâu năm được không ? nếu được thì thủ tục tách ra sao ?

>&gt Xem thêm:  Thủ tục tách sổ đỏ thực hiện như thế nào theo Luật đất đai 2020 ?