Và sau này bà nội có làm giấy chia đất lại cho các con, nhưng UBND xã không đồng ý chứng thưc do đất này thuộc sở hữu của chú tôi . Vậy gìơ bà nội đã mất vậy cho e hỏi là ba em làm cách nào để lấy lại được 2 công như bà nội đã hứa cho ?
Cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Theo các dữ liệu bạn cung cấp, thay mặt cho công ty luật Minh Khuê, tôi xin trả lời câu hỏi như sau:
Theo Điều 722 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:
“Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”
Theo Điều 467 Bộ luật dân sự quy định về tặng cho bất động sản:
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Vậy trong trường hợp này , việc bà nội bạn đã làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho chú của bạn, việc này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chú bạn thì bà bạn / hoặc những người thừa kế của bà bạn không có quyền đòi lại mảnh đất này , do hợp đồng tặng cho giữa bà và chú , thím bạn đã có hiệu lực pháp lý .
Bạn muốn chứng minh giao dịch tặng cho này là giao dịch giả tạo sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi người bà của bạn đã mất , người chú của bạn không thừa nhận việc này cũng như bạn và những người thân trong gia đình bạn không phải là người chứng kiến sự thỏa thuận giữa chú bạn và bà bạn ( nếu có chứng kiến thì cũng là đương sự trong vụ việc nên tính khách quan của lời làm chứng không cao ) .
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai về khởi kiện đòi đất trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với từng loại đất theo quy định của pháp luật đất đai ?
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn xin cấp sổ đỏ (sổ hồng), sang tên nhà đất