Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng về việc giấy chứng nhận thể hiện chủ sở hữu cùng với 10 sở hữu khác được xác nhận là sở hữu chung theo phần hay sở hữu chung hợp nhất nên không đưa ra hướng tư vấn chính xác cho bạn được. Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật dân sự:

Điều 216 Bộ luật danh sự năm 2005 (Bộ luật dân sự năm 2015) quy định về sở hữu chung theo phần:

“1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Điều 223 BLDS 2005 quy định về định đoạt tài sản chung:

“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại”.

Như vậy, nếu là sở hữu chung theo phần thì trong trường hợp bạn muốn thực hiện thủ tục tách thửa thì không cần có sự xác nhận đồng ý của các đồng sở hữu còn lại mà chỉ cần chủ sở hữu làm thủ tục tách thửa cho bạn là được. Trường hợp, chủ sở hữu không phối hợp giải quyết thì đương nhiên bạn không thể hoàn tất tách thửa sang tên được mà chỉ có thể căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng có công chứng của mình để làm căn cứ xác định quyền sử dụng.

 Trường hợp, nếu tổng diện tích đất 375m2 đất trồng cây lâu năm mà bạn mua nằm trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên đồng sở hữu thì trong trường hợp bạn muốn thực hiện việc tách thửa thì cần có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu cùng ký tên xác nhận. Trường hợp, một trong các chủ sở hữu không ký xác nhận thì sẽ không thể thực hiện được thủ tục tách thửa – tức bạn vẫn chỉ có thể dựa vào hợp đồng công chứng làm căn cứ để xác định quyền sử dụng của mình, chứ không thực hiện tách thửa ra sổ riêng được.

 Tuy nhiên, vì đã giao đủ số tiền cho chủ bán nên bạn có thể dựa vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bạn giao kết với chủ sở hữu đất để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó, nếu bản hợp đồng quy định rõ thời gian thực hiện và nghĩa vụ của chủ sở hữu sẽ phải hoàn tất thủ tục tách thửa sang tên cho bạn nhưng đến thời điểm hiện tại không thực hiện được – vi phạm hợp đồng thì bạn có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hoặc yêu cầu hoàn trả lại số tiền đã nhận và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng giao kết.

Trân trọng ./.

>&gt Xem thêm:  Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2020 ?

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật Minh Khuê 

>&gt Xem thêm:  Muốn giải quyết tranh chấp đất đai thì nộp đơn đến cơ quan nào?