Thứ Tư, 13/12/2017 11:51 (GMT+07)
Câu chuyện về sự cho – nhận vô cùng ý nghĩa đang lan truyền trong cộng đồng mạng được kể lại như sau: Khi thấy một bà lão không biết qua sông thế nào, một lữ khách đã cố gắng giúp đỡ. Khi sang đến bờ bên kia, vị khách chỉ mong chờ một lời cảm ơn nhưng bà lão im lặng và bỏ đi. Lúc này, lữ khách cảm thấy hối hận và thất vọng mà không biết rằng, vài tiếng sau, trong lúc anh mệt không thể tiếp tục bước đi thì có một vị trẻ tuổi đuổi theo anh.
Người này nói: “Cám ơn anh vì đã giúp bà nội tôi! Bà dặn tôi mang cho anh một chút đồ và nói chắc anh sẽ dùng đến nó”.
Nói xong vị này lấy lương khô ra đưa cho anh, đồng thời tặng anh một chú ngựa.
Người xưa có câu “Thi ân bất cầu báo”. Chỉ cần làm người tốt là đủ, đừng mong mỏi về những gì bạn đã cho đi. Đừng mong rằng người khác sẽ biết ơn và trả lại những gì họ đã nhận lại từ bạn. Bởi ý nghĩ như thế sẽ làm bạn cảm thấy nặng nề và luôn mang tia hy vọng và dễ thất vọng khi điều mong mỏi không thành sự thật. Đó là hành động cho đi có toan tính và tương ứng là niềm hạnh phúc bạn nhận được không trọn vẹn đủ ý nghĩa thuần khiết của nó.
Tham khảo: Sống với cái TÔI quá lớn sẽ tự làm mình đau khổ
Một câu chuyện về sự cho nhận cũng rất thú vị khác: Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng.
Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”
Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô gái sẵng giọng: “Không có!”
Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”
Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”
Đôi khi chỉ cần làm người tốt là đủ và đừng vội vàng đi tìm câu trả lời vì cần cả sự kiên nhẫn. Cho dù nếu bạn hướng vào một cái hang động mà hét lên, cũng cần đợi một lúc, mới cảm nhận âm thanh vọng lại.
Cũng có nghĩa là cuộc sống sẽ cho bạn đáp án nhưng sẽ không cho bạn biết tất cả ngay lập tức.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ.
Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cho và nhận cũng giống như nhân – quả. Trên đời này luôn có luật nhân, quả, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc chúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Mọi việc đều là sự an bài tốt nhất. Không nên phiền muộn, không nên chán nản. Chỉ cần làm người tốt là đủ và luôn lạc quan, cố gắng, tin rằng ông Trời sẽ không tuyệt đường của người tốt. Tham khảo:
10 cách để bạn xua tan những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu
Người xưa thường nói: Có lương thực ngàn gánh cũng chỉ ăn một ngày 3 bữa, có căn nhà lớn 10 tầng cũng chỉ ngủ ở một gian, báu vật trăm xe ngựa trong lòng vẫn có buồn phiền, quan to lộc hậu cũng là đi làm hàng ngày, vinh hoa phú quý cũng chỉ là thoảng qua như mây khói! Vậy, sống trên đời tranh giành, mong cầu quá nhiều cũng chả ích gì.
Để giảm bớt “tranh giành”, hãy quan niệm:
Người nhiều tiền hay ít tiền, đủ ăn là được rồi!
Người xấu hay đẹp, vừa mắt là được rồi!
Người già hay người trẻ, khỏe mạnh là được rồi!
Gia đình giàu có hay nghèo túng, hòa thuận là được rồi!
Chồng về sớm hay về muộn, có về là được rồi!
Người vợ phàn nàn nhiều hay ít, lo việc nhà là được rồi!
Con cái dù làm tiến sĩ hay bán hàng ngoài chợ cũng được, an tâm là được rồi!
Nhà to hay nhà nhỏ có thể ở được là được rồi!
Trang phục có thương hiệu hay không, có thể mặc được là được rồi!
Ông chủ không tốt, có thể chịu được là được rồi!
Hết thảy phiền não, có thể giải được là được rồi!
Cả đời người, bình an là được rồi!
MiMo
Người tốt sao vẫn khổ có phải ông trời bất công?
3 nguyên tắc làm chủ cuộc sống, tích phúc sống an