Thứ Hai, 05/11/2018 10:55 (GMT+07)
Câu chuyện về thiền sinh đầy lòng oán giận
Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, vợ con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để rũ bỏ được oán hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ”.
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã tha thứ cho họ sư phụ ạ. Nhẹ cả người! Coi như xong”.
Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra và thương yêu họ”. Người đệ tử gải đầu “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương họ thì… Thôi được con sẽ làm”.
Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình. Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy”.
Lần sau người đệ tử trở lại, lần này tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở.
Người đệ tử hớn hở thưa rằng mình đã ghi ơn hết mọi người vì nhờ họ mà anh đã học được sự tha thứ!
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không thứ tha ?”.
”Cứ ôm hoài sầu hận
Chỉ kiến mình ta đau
Người vẫn cười hỉ hạ
Còn ta tóc bạc màu. ”
Bài học tha thứ: Có những điều tưởng nhỏ mà không nhỏ, gây tổn hại phúc đức. Có khi chúng ta tưởng rằng tha thứ là để cho người khác được hưởng lợi nhưng lại là chính ta được lợi, ta đang làm lợi ích cho chính mình chứ không phải ai khác.
Nhận diện lý do gây hận oán thù
Ai cũng có mặt tốt và mặt xấu cũng không hẳn là người toàn thiện hoặc toàn ác. Gốc rễ gây ra sự oán thù đó là lòng sân si, chúng có thể thiêu rụi mọi công đức trước đó. Cội rễ khiến con người sanh tâm tức giận đa phần từ 3 yếu tố quan trọng nhất là tiền tài, danh vọng và ái tình.
Tất cả chúng ta, nếu có oán thù với người này người khác thì không chỉ làm ta đau khổ trong một đời mà đến kiếp sau lại ôm hận thù đó gặp nhau mà tiếp tục trả. Vì vậy, nếu không hóa giải thì chẳng những một đời mà nhiều đời, ghét bỏ đố kỵ sân si tái sanh vào con đường xấu, ôm oan trái để trả nợ nhau. Giết người vô cớ hằng ngày là vì vậy.
Vì thế với những cảm giác giận dữ về tiền tài, danh vọng, ái tình, mỗi người chúng ta cần phải làm gì nhằm hóa giải, đối trị, để tâm hồn trở nên bình an, phẳng lặng, cho những hạt giống yêu thương nảy nở đong đầy hơn.
Để căm oán ghét một người thì quá dễ, để tha thứ cho kẻ thù thì quá khó. Nhưng nếu làm được điều khó đó chúng ta sẽ cảm nhận được một niềm vui và sự bình an thật sự và chính bản thân chúng ta đã là một người vĩ đại, vĩ đại về lòng khoan dung tha thứ… Dù bị sỉ nhục, hãm hại hãy cố giữ tâm không oán thù.
Bài học tha thứ nhằm hóa giải sân hận
Nóng giận là thói quen thông thường của nhiều người, nhưng giận mà biết điều phục cơn giận, hay chuyển hóa cân bằng cơn giận thì lại rất khó. Ý thức được như vậy, người ta đi tìm giải pháp cho vấn đề này và tha thứ bởi tha thứ là cách tốt nhất để giải thoát những căm giận trong lòng, để làm cho lòng mình được thanh thản và bình an.
“Lấy oán báo oán, oán thù chồng chất
Lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan
Nhận thức rõ hận thù sẽ làm con người tràn ngập khổ đau, mỗi khi tức giận, oán ghét nổi lên ta phải hóa giải mọi vướng mắc xấu ác, thù hận trong suy nghĩ, lời nói, việc làm, sinh hoạt hàng ngày để mình và người thoát khỏi sự khổ.
Trước khi để người khác không còn oán giận thì tự tâm chúng ta phải tập tha thứ cho những người làm điều có lỗi và tổn thương đến ta. Sống càng bao dung thì gia đình càng hạnh phúc ấm êm.
Cũng giống như Đức Phật từng tha thứ cho Bạt Đà Bà La Bồ tát trong nhiều kiếp quá khứ, đã từng mắng chửi, nói xấu, ném đá hại Phật, để rồi sau này Bạt Đà Bà La Bồ tát đứng đầu 500 vị Bồ tát hội Pháp Hoa hộ trì cùng Như Lai.
Để tha thứ cho lỗi lầm của ai đó chúng ta phải tự thân nhận lỗi, hổ thẹn với lòng khi làm điều gì sai để tránh cố chấp, sai lầm thêm.
“Hận thù diệt hận thù
Đời này không có được
Từ bi diệt hận thù
Là định luật nghìn thu”.
Chỉ có tình thương mới có thể hóa giải hận thù. Để tháo gỡ lòng hận thù, và không gieo rắc khổ đau cho người khác, tốt nhất ta chuyển suy nghĩ tiêu cực sang tinh thần khoan dung, rộng mở. Có như thế ta mới bước vào và mở rộng bầu không gian an lạc vô cùng tận.
Nhưng việc xóa bỏ lòng sân hận không phải là dễ dàng. Nó không nằm đâu xa ngoài chính trong lòng chúng ta. Để tha thứ, chúng ta phải có kinh nghiệm về sự yêu thương và lòng vị tha.
Lúc này, hãy lắng nghe lương tâm mình nói gì và nhớ lại xem chúng ta đã từng vấp phạm và đã từng nhiều lần được tha thứ, vậy chúng ta có thể tha thứ cho người vấp phạm ta hay không? Xem thêm: Những ai cần được tha thứ nhất trong cuộc đời?
Khi tức giận một ai đó những điều mà chúng ta nghĩ về người đó đầu tiên là giận, nghĩ về mặt tiêu cực của người đó, nghĩ tới những thiệt hại mà đối phương gây ra cho mình, nghĩ tới việc sẽ lên án hay đưa ra sự trả đũa bằng một hành động hay một hình phạt nào đó nhằm hả cơn giận của bản thân…
Ngược lại, để tha thứ cho người đã vấp phạm đến ta khi tức giận hãy đừng làm gì cả mà hãy suy nghĩ, nghĩ về những mặt tích cực của đối phương, nghĩ đến những gì tốt đẹp họ đã làm cho mình, nghĩ đến chính mình đã từng mắc nhiều lỗi lầm và đã được tha thứ và mình cũng hãy tha thứ cho họ.
Người mang tâm niệm hận thù muốn hại người khác như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, chưa hại được ai mà đã tự hại chính mình. Nóng giận là thói quen thông thường của tất cả mọi người, không ai trên đời chưa một lần nóng giận, vả chăng chỉ có các bậc đại Bồ tát thị hiện vào đời vì lợi ích chúng sinh.
Thật sự, không ai trên cuộc đời này muốn oán ghét nhau. Bởi vì, mỗi ngày sống trong sự ti hiềm, ganh đua, uất hận, thật sự rất mệt mỏi và đáng thương. Thế nhưng, làm thế nào để tháo gỡ nó lại không phải là một việc dễ dàng. Điều đó cần một quyết tâm và một quá trình tu tập bền bỉ.
MiMo
Lời Phật dạy: Bạn đã hiểu đúng về lòng từ bi?
Hai hiểu nhầm lớn nhất của chúng ta về lời Phật dạy
Học 3 cảnh giới lớn nhất này sẽ thọ ích cả đời, cuộc sống toàn màu hồng tươi đẹp