Chấp nhận chịu thiệt không hề là kẻ ngốc, họ là kẻ khôn ngoan thực thụ
1. Câu chuyện về người chuyên cho và kẻ chuyên nhận
Tới địa ngục họ được lính gác đưa tới gặp Diêm vương đang phân định rằng họ không làm việc gì quá tốt hay quá xấu nên cùng được đầu thai làm người. Diêm vương yêu cầu: “Thử kiểm tra xem có gia đình nào sắp sinh con hay không?”.
Còn người anh lại được chuyển sinh vào nhà họ Tạ nghèo khổ, thường phải đi xin ăn thừa từ người khác. Cuộc sống của anh chỉ quanh quẩn với việc đảm bảo đủ ăn, đủ sống bằng cách đi xin sự giúp đỡ từ mọi người.
2. Chịu thiệt lại là phúc không chừng
2.1 Chính Đức Phật cũng luôn nhận phần thiệt thòi về mình
Đức Phật ngay từ đầu đã chọn một vùng rất nghèo của đất nước Ấn Độ một phần vì Ngài thấy nơi đây khó khăn, nghèo khổ, lạc hậu cho nên đức Phật muốn gieo duyên cho vùng đất đó.
Khi mọi người đến chiêm bái Ngài, người dân nơi đó được hưởng phước hoặc sanh tín tâm, thiện căn tăng trưởng, dần dần đi đến giác ngộ. Nếu ngược lại, ngài chọn đến trung tâm một thành phố lớn để thị tịch cho nhiều người đến viếng mình để mình được nổi tiếng, lo đám cho mình được lớn lao, đầy đủ…
Ngài nghĩ đến người khác mà chọn cho mọi người, là một sự quên mình mà nghĩ đến cho chúng sanh, là một sự dấn thân thực sự.
Hiện nay phần đông chúng ta được phân công đi đâu đó để làm việc thì thích chọn chỗ giàu sang, tiện nghi để cưng chìu tự ngã, phục vụ cho tấm thân tứ đại này được êm ấm.
Ngay việc chọn nơi thị tịch của đức Phật chúng ta đã học được công hạnh dấn thân, cho ra thực sự. Khi quên mình để dấn thân, cho ra thì sẽ cảm nhận được niềm an vui, biết đó là việc làm cao thượng. Khi cõi lòng được an vui thanh thoát như vậy thì biết chúng ta đã học đúng theo thiện pháp, theo hạnh giác ngộ mà đức Phật đã chỉ dạy, sẽ đưa đến một đời sống an ổn, tươi vui.
2.2 Chúng ta tầm thường vì chỉ tập trung lợi ích cho mình
Có thể thấy, mỗi một ý niệm hay hành động nhỏ, con người thường nghĩ về mình hơn là người khác hay tập thể. Và thậm chí là bạn tập trung lợi ích cho gia đình mình hơn bất cứ những người xung quanh khác cũng chính là tư lợi về mình.
Chúng ta quên mất niềm vui mang lại khi được giúp ai đó, cho dù bản thân không được thoải mái nhưng tâm ta lại được vui. Thử tưởng tượng mỗi lần ta ai nhận được sự hỗ trợ của ta và họ vui, ta cũng thấy vui đấy thôi. Chỉ khi không nghĩ cho mình mà chỉ nghĩ cho người khác và dễ có được niềm vui cao thượng.
Không đủ trí tuệ để đủ nhìn xa, trông rộng nên chúng ta thường coi trọng bản thân mình quá. Vì thế lòng mình trở nên nhỏ hẹp, đời sống ích kỷ, nhỏ nhoi, từ đó cuộc sống dễ sanh muộn phiền. Thay vì chăm chăm cho lợi ích của bản thân bạn nên làm những việc mà để khi về già ngồi gẫm nhớ lại những việc đó tự nhiên trong lòng thấy phấn chấn, an vui, thoải mái mỉm cười khi nghĩ về.
Chỉ khi không đặt mình trên tất cả ta mới xem nhẹ và hóa mọi thứ xung quanh trở nên đơn giản, từ đó lòng tự mở rộng, thường ban cho người khác những gì tốt nhất, với mình thì bình thường, như thế nào cũng được.
2.3 Nhẫn nhịn chịu thiệt lại tạo ra phúc
Sẽ có lúc bạn lo sợ rằng mình chịu thiệt sẽ bị lợi dụng nhưng nên nhớ rằng việc đó còn phải kết hợp cả sự nhạy cảm, trí tuệ để bạn đưa ra lựa chọn đúng, nhưng cũng đừng quên quy luật Nhân Quả sẽ tìm cách cân bằng và bạn cũng chẳng phải lo nghĩ việc đối đầu với họ.
Người biết chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan, họ có tấm lòng từ bi rộng lớn luôn suy nghĩ cho người khác trước mà quên đi bản thân mình. Nếu có thể giúp ích cho người khác thì họ sẵn sàng chịu thiệt thòi, họ cũng không vì lợi ích thiết thân mà tranh mà đấu.
Vì thế, chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hiện nay đừng ngại học hỏi, làm việc tốt, nói lời hay, trong tâm chứa đựng điều tốt đẹp, trước tiên tạo phúc cho người khác, sau đó người đó cũng sẽ tạo phúc cho bạn. Như thế thì có gì đâu mà thiệt thòi, vì thế chấp nhận chịu thiệt là khôn ngoan đấy chứ!