Mục lục bài viết
Đã gần tới thời điểm ký hợp đồng thuê nhà chính thức nhưng tôi không có ý định thuê nhà nữa nên tôi liên hệ với chủ đầu tư để hủy hợp đồng đặt cọc và không thuê nhà nữa. Vậy chúng tôi cần làm những thủ tục gì ? Tôi xin cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật sư tư vấn:
Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch đặt cọc như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vậy với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn chấm dứt hợp đồng đặt cọc và không muốn tiếp tục giao kết hợp đồng thuê nữa thì bạn hoàn toàn có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng với bên cho thuê. Tuy nhiên, bạn có thể bị mất số tiền đặt cọc, thậm chí phải bồi thường thêm cho bên nhận đặt cọc nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.
Nếu hai bên đã đi đến được thống nhất chấm dứt hợp đồng đặt cọc, thì bạn nên làm biên bản thanh lý hợp đồng để ghi nhận lại sự thỏa thuận cũng như xác định rõ những gì hai bên đã nhận của nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản thanh lý như sau:
ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng cho thuê nhà cập nhật mới nhất năm 2020
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Căn cứ:
Hôm nay ngày… tháng…….. năm…….., tại…………..,
Chúng tôi gồm:
I. BÊN CHO THUÊ (BÊN A): Công ty………………………..
Trụ sở |
: |
|
Điện thoại/Fax |
: |
|
GCN đăng ký kinh doanh số |
: |
|
Người đại diện |
: |
|
Số CMND |
: |
……………………………………. Nơi cấp:…………… Ngày cấp:…………….. |
Chức vụ |
: |
|
II. BÊN THUÊ (BÊN B): Công ty………………………..
Trụ sở |
: |
|
Điện thoại/Fax |
: |
|
GCN đăng ký kinh doanh số |
: |
|
Người đại diện |
: |
|
Số CMND |
: |
………………………………………….. Nơi cấp:…………… Ngày cấp:…………….. |
Chức vụ |
: |
|
Bên A và Bên B sau đây được gọi là (“Hai Bên”) hoặc (“Các Bên”)
>> Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2020
Vào ngày……….tháng……….năm………….Hai bên có ký Hợp đồng đặt cọc số …………….(sau đây gọi tắt là “Hợp Đồng”)
Sau khi thỏa thuận, Hai Bên thống nhất thanh lý với các nội dung sau:
ĐIỀU 1. NỘI DUNG THANH LÝ HỢP ĐỒNG
1.1. Hai bên xác nhận Bên A và Bên B đã thỏa thuận chấm dứt việc thực hiện các nội dung của hợp đồng; theo đó, Bên B đã thanh toán cho Bên A số tiền bằng:…; Bên B đã hoàn trả lại bên A số tiền bằng…..
1.2. Hai bên đồng ý ghi nhận sự hợp tác, tích cực của Bên A và Bên B trong việc thực hiện Hợp Đồng. Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng nêu trên.
ĐIỀU 2. ĐIỀU KHOẢN CHUNG
2.1. Hai Bên thống nhất ý chí rằng không có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh đến Hợp Đồng cho đến ngày ký Biên bản thanh lý Hợp đồng này;
2.2. Biên bản thanh lý Hợp Đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào liên quan đến Hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản thanh lý Hợp đồng ;
2.3. Biên bản thanh lý Hợp Đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.
>> Xem thêm: Cá nhân có phải xuất hóa đơn khi cho thuê nhà không?
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hợp đồng đặt cọc, biên bản thanh lý hợp đồng và các giáy tờ khác có liên quan bạn cần lưu trữ ít nhất 03 năm để có thể giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. ( theo quy định tại điều 429 Bộ luật dân sự 2015: Thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày một trong hai bên biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà ở bản cập nhật mới nhất năm 2020