Mục lục bài viết
1. Cải tạo nhà ở đô thị không xin giấy phép xây dựng bị xử phạt bao nhiêu ?
Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, xây dựng, gọi: đẹp không tưởng
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Theo đó, việc bạn sửa chữa, cải tạo nhà ở nằm trong khu vực đô thị thì cần xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà. Trường hợp không xin giấy phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 đến 30 triệu đồng theo quy định tại Khoàn 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP:
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
>> Xem thêm: Ban công được phép xây dựng thò ra ngoài bao nhiêu ? Diện tích ban công
2. Các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để xin cấp giấy phép xây dựng ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số: 53/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng có quy định như sau:
Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng quy định tại Nghị định này là giấy tờ thuộc một trong các loại sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, Luật đất đai năm 2003.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12.
3. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.
4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam; Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở; Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam;Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.
5. Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013; Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 và quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
8. Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013.
9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
10. Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.
11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.
12. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.
>> Xem thêm: Giải thích các mã ký hiệu về loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính (ONT, BHK, ODT, LUC, TMD…)
3. Luật sư tư vấn trường hợp miễn giấy phép xây dựng ?
Luật sư tư vấn:
Điểm e Khoản 2 Điều 89 của Luật xây dựng 2014 quy định công trình được miễn giấy phép xây dựng như sau:
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
…
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Theo quy định trên thì nếu bạn mua đất thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 và diện tích sàn nhà lô đất dưới 500m2 thì khi xây nhà trên phần đất này bạn không phải xin giấy phép xây dựng, tuy nhiên phải đảm bảo số tầng của căn nhà là dưới 7 tầng.
Nếu bạn mua dự án giao nhà phố và biệt thự xây thô cho khách, thì dự án này nếu không thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 thì vẫn sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định giấy tờ chứng minh nhà ở thuộc quyền sở hữu của một cá nhân, tổ chức gồm những giấy tờ:
1. Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
Theo quy định trên thì giấy tờ chứng minh một cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được coi là chủ sở hữu căn nhà khi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đó được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Tại Điểm a Khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP giấy tờ cần phải có để được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm:
Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Nếu dự án nhà thô không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm e) khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì buộc phải có giấy phép xây dựng nhà ở, nếu không có giấy phép xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không công nhận căn nhà thuộc quyền sở hữu của bạn.
>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại
4. Tư vấn về thủ tục cấp giấy phép xây dựng đất sản xuất ?
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi: đẹp không tưởng
Luật sư tư vấn:
Theo chúng tôi hiểu, bạn đã xin giấy phép xây dựng nhưng giờ muốn chuyển quyền sử dụng thửa đất đang đứng tên bạn cho người khác và bạn thắc mắc không biết Giấy phép xây dựng trên mảnh đất đó còn hiệu lực hay không khi mảnh đất đã đứng tên người khác.
Theo Luật xây dựng 2014
Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Điều 101. Thu hồi, hủy giấy phép xây dựng
1. Giấy phép xây dựng bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Giấy phép xây dựng được cấp không đúng quy định của pháp luật;
b) Chủ đầu tư không khắc phục việc xây dựng sai với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp phải điều chỉnh hay thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, do đó, bạn vẫn có thể xây nhà với giấy phép hiện có.
>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2020
5. Đã có giấy phép xây dựng nếu sưa chữa có cần xin lại giấy phép sửa chữa không ?
Luật sư tư vấn:
Thủ tục mua bán đất đai:
– Theo điều 167 khoản 3 Luật đất đai năm 2013 quy định về vấn đề điều kiện của giao dịch mua bán đất như sau:
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất ( Luật đất đai năm 2013 )
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Như vậy, theo quy định trên thì để giấy viết tay đó có hiệu lực pháp luật thì việc sang tên đất cho chủ sở hữu hay là cũng chính là hợp đồng mua bán đất giữa bố bạn và ngừoi mua đất sau đó phải dược cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực vào hợp đồng viết tay của bố bạn.
-Hơn nữa, theo quy định tại bộ luật dân sự 2005 thì nếu như giao dịch dân sự không tuân thủ theo quy định về hình thức mà pháp luật quy định bắt buộc thì giao dịch đó sẽ vô hiệu:
Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Do đó, các bên mua bán với nhau phải được thực hiện thông qua hợp đồng lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực tại xã phường.
Lưu ý: Với trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và sau đó vợ chồng xảy ra ly hôn thì giữa vợ và chồng sẽ làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản ly hôn, công chứng văn bản thỏa thuận này. Tài sản chung là hợp đồng mua bán đứng tên người vợ thì người chồng muốn sở hữu khi phân chia xong tài sản thì người vợ sẽ chuyển nhượng hợp đồng mua bán, sang tên người chồng.
Thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thuế TNCN khi chuyển quyền sử dụng đất: Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng từng lần đối với chuyển nhượng bất động sản.
Trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế TNCN
Lệ phí trước bạ: Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2011/NĐ-CP quy định, mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5%.
Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lầncấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lầncấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.
+ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
(Theo điểm b Khoản 2 Điều 3Thông tư 02/2014/TT-BTC)
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật đất đai và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
– Bảo hành xây dựng nhà: Liên quan đến vấn đề xây dựng, cần dựa vào hợp đồng xây dựng giữa các bên, xem xét trong hợp đồng có thỏa thuận yêu cầu bồi thường gì phát sinh hay không, nếu không có thỏa thuận gì khác thì dựa theo Luật xây dựng năm 2014 quy định như sau:
Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
1.Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn?
6. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở:
1.1. Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ tại UBND xã. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
– Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
– Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.
1.2. Cách thức thực hiện:
– Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu
– Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ. Sơ đồ mặt bằng công trình phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp – thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết:
– 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cá nhân, Tổ chức
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân xã
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy phép
1.8. Lệ phí:
– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
– Mức phí: theo quy định của HĐND cấp tỉnh
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (đính kèm theo thủ tục)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có
2. Điều chỉnh giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND xã
2.1. Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
– Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
– Trường hợp hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn điều chỉnh Giấy phép xây dựng.
– Nội dung điều chỉnh giấy phép xây dựng được ghi bổ sung vào mục « gia hạn, điều chỉnh » trong giấy phép xây dựng đã cấp hoặc bằng phụ lục kèm theo giấy phép xây dựng đã cấp.
2.2. Cách thức thực hiện:
Tại trụ sở cơ quan hành chính
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
– Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
– Bản vẽ thiết kế điều chỉnh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
2.4. Thời hạn giải quyết:
– 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân xã
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân xã
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
2.8. Lệ phí (nếu có):
– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
– Mức phí: theo quy định của HĐND cấp tỉnh
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng do chủ đầu tư tự viết, trong đó nêu rõ lý do xin điều chỉnh giấy phép đã được cấp
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có
3. Cấp giấy phép xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng,
3.1. Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Xây dựng nếu được ủy quyền. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
– Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả. Giấy biên nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người xin cấp Giấy phép xây dựng và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
– Trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn cho người xin cấp Giấy phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.
5.2. Cách thức thực hiện:
Tại trụ sở cơ quan hành chính
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng
– Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng, mặt cắt móng công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình (đối với công trình theo tuyến); sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải. Riêng đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải có ảnh chụp hiện trạng công trình
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
5.4. Thời hạn giải quyết:
– 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức và cá nhân
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Xây dựng
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Cấp phép
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Giấy phép
3.8. Lệ phí (nếu có):
– Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
– Mức phí: theo quy định của HĐND cấp tỉnh
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn xin cấp phép xây dựng (đính kèm theo thủ tục)
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
a) Yêu cầu hoặc điều kiện 1:
Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt
b) Yêu cầu hoặc điều kiện 2:
Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật
c) Yêu cầu hoặc điều kiện 3:
Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường
d) Yêu cầu hoặc điều kiện 4:
Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ
đ) Yêu cầu hoặc điều kiện 5:
Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh
e) Yêu cầu hoặc điều kiện 6:
Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị
g) Yêu cầu hoặc điều kiện 7:
Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm
CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ biên tập
>> Xem thêm: Tặng cho đất đai có phải đóng thuế không ? Thủ tục tặng cho đất