Cách trồng cây bơ trái vụ hiệu quả, cho năng suất cao
Quả bơ từ lâu đã được biết đến là một loại quả chứa giá trị dinh dưỡng cao giúp cung cấp đa vitamin cho cơ thể, làm đẹp da, bóng tóc. Bạn thường mua bơ ở chợ và làm sinh tố bơ hằng ngày? Vậy thì đừng vội vứt đi những hạt bơ! Hôm nay hãy để Wiki Cách Làm giới thiệu cách trồng bơ siêu đơn giản, siêu tiết kiệm và thậm chí bạn có thể trồng cả khi đang trái mùa vụ!
Nếu bà con có thể chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng bơ vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Trong trường hợp không có nguồn nước dự trữ sẵn, thì tháng 6-7 dương lịch, tức là những tháng mùa mưa sẽ là thời điểm lý tưởng để bà con gieo trồng. Lúc này nguồn tưới tiêu vô cùng dồi dào, tuy nhiên cần phải tạo dựng hệ thống thoát nước để nước không bị động vụng tròng vườn.
Bù lại, bước sang mùa nắng, cây lại dễ bị khô héo, chậm phát triển. Khi ấy bà con hãy phủ gốc cây bằng rơm rạ để chúng giữ ẩm, ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước của cây.
Trước đây các hộ nông dân thường áp dụng phương pháp nhân giống cho cây bơ bằng cách dùng hạt của cây mẹ để ươm trồng. Tuy nhiên cách này lại không đảm bảo chất lượng của cây con đạt chuẩn như cây mẹ. Do đó người trồng đều đã chuyển sang phương pháp ghép nêm chồi để bù bắp khuyết điểm cho phương pháp nhân giống đã cũ trước đây.
Những giống bơ được ưa chuộng nhất hiện nay là bơ REED, bơ HASS và bơ BOOTH. Những quả bơ này có thịt dẻo, béo, vỏ dày và có thể bảo quản lâu.
Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện thời tiết cũng như thổ nhưỡng ở mỗi địa phương mà bà con sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn về giống bơ cho mình.
Bơ phát triển tốt ở những nơi có đất đai màu mỡ, khả năng thoát nước tốt và không bị ngập úng. Chính bởi những lý do này mà bơ ở nước ta được trồng chủ yếu tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Nếu nương rẫy của bà con trước đây đã từng trồng cà phê thì khi chuẩn bị chuyển sang trồng bơ, hãy dùng vôi bón lót cho đất.
Nếu nương rẫy quá dốc, lòi lỏm nhấp nhô, bà con hãy chủ động cải tạo đất để tạo thành những đường đồng mức. Đây là kỹ thuật trồng cây vừa đảm bảo năng suất, vừa thuận tiện cho bà con chăm sóc và hạn chế xói mòn, sạt lở.
Độ pH lý tưởng của loại đất trồng bơ dao động 5-6. Bà con hãy chú ý chỉ số này để kịp thời điều chỉnh nhé!
Khoảng cách trồng bơ thường sẽ là 9 x 6 m, 8 x 7 m, 9 x 9 m. Bên cạnh trồng bơ, bà con hãy trồng xung quanh các loại cây lớn, điển hình như cây tai tượng để chắn gió, giữ đất khi có mưa lớn kéo đến.
– Bà con tiến hành đào hố trồng, mỗi hố trồng nên có kích thước 60 x 60 x 60 cm.
– Ở mỗi hố, bà con hãy bón lót cho chúng bằng 0,5 kg phân lân, 0,4 kg vôi bột cùng 15-20 kg phân chuồng đã ủ hoai mục.
– Nếu muốn an tâm hơn, có thể rải phân vi sinh xuống hố kèm theo những loại phân bón lót vừa kể ở trên.
– Bón phân xong xuôi thì bà con để hố phơi ải chừng 7-10 ngày để tiêu diệt hết những mầm bệnh, nấm mốc có trong đất.
– Sau khi đã phơi ải đủ ngày, bạn con sẽ tiến hành trồng cây như sau:
– Để tăng khả năng thụ phấn cho cây, bà con hãy trồng xen kẽ cây có hoa đực cùng cây có hoa cái.
– Lấp đất xong thì tưới nước. Nếu trời nắng gắt hãy che nắng hoặc phủ rơm rạ quanh gốc cây để giữ nước.
– Cuối cùng trước khi rời đi, bà con hãy cắm một cọc gỗ gần bên thân cây, buộc thân cây vào cọc để cố định chúng không bị lung lay, ngã đổ khi có gió lớn hay mưa lớn về sau.
Đối với cây bơ, tưới nước là một kỹ thuật trồng cây khá công phu, đòi hỏi người trồng phải chú ý quan sát và xác định rõ các giai đoạn phát triển của cây để có cách tưới phù hợp.
– Cách tưới nước cho cây bơ trong năm đầu tiên
– Cách tưới nước cho cây bơ khi bước sang năm thứ 2
– Cách tưới nước cho cây bơ khi bước sang năm thứ 3
Bón phân cho cây bơ cũng được chia theo từng thời kì giống như việc tưới nước. Cụ thể như sau:
– Cách bón phân cho cây bơ trong năm đầu tiên
– Cách bón phân cho cây bơ khi bước sang năm thứ 2
– Cách bón phân cho cây bơ khi bước sang năm thứ 3
Lưu ý khi bón phân cho cây
Trong giai đoạn phát triển, nếu cây bị sâu đục cành, sâu ăn lá tấn công, bà con hãy sử dụng Decis, Sherpa, Monceren để phòng ngừa và tiêu diệt chúng.
Khi bước sang giai đoạn thu hoạch, kinh doanh, nếu cây bị sâu đục thân làm hại, bà con hãy dùng đến Bordeaux 1:4:15 (01 CuSO4 + 04 CaO + 15 H2O) để phòng trừ.
– Cắt tỉa bơ là một trong những kỹ thuật chăm sóc cực kì quan trọng đối với việc sinh trưởng của cây.
– Khi cây còn nhỏ, bà con chỉ nên để lại một chồi duy nhất để chất dinh dưỡng tập trung hết vào việc nuôi chồi này.
– Nếu trồng bơ cùng cà phê, khi chồi cây bơ mọc hơn cây cà phê chừng 1-2 m, bà con hãy tiến hành hãm chồi để cây tập trung ra ra tán và cành ngang.
– Nếu không trồng bơ xen cùng những loại cây khác, lúc cây bơ cao được 60-70 cm, bà con đã có thể tiến hành hãm ngọn được rồi.
– Khi cây bước vào giai đoạn thu hoạch và cả sau khi thu hoạch, bà con phải cắt bỏ hết những cành sâu, cành yếu để tập trung nguồn chất dinh dưỡng vào nuôi sống những cành mập mạp, chắc khỏe.
Khi bơ chuyển từ màu xanh sang màu xanh tím chính là lúc bà con có thể thu hoạch chúng.
Thời vụ thu hoạch cao điểm của bơ là từ tháng 6 đến tháng 8.
Đối với những giống bơ trái vụ như bơ REED, bơ BOOTH hay bơ 034, thời gian thu hoạch của những loại này sẽ là từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc từ tháng 9 đến tháng 11.
Thu hoạch xong, bà con cần di chuyển nhẹ nhàng để vỏ bơ không bị tổn thương. Đây là cách bảo quản chúng được lâu nhất có thể.
Ngoài ra khi hái bơ, cần giữ lại khoảng 1-2 cm trên phần cuống để bơ đảm bảo độ tươi ngon của chúng lâu hơn.
>>> Xem thêm: Cách trồng khổ qua
Vậy là Wiki Cách Làm vừa hướng dẫn cho bạn cách trồng bơ đạt năng suất cao khi có thể cho trái quanh năm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc trồng trọt và chăm sóc vườn bơ nhà mình. Chúc bạn thành công!
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , đặt hoa công nghệ
điên hoa 24gio , hoa tươi đẹp không tưởng, hoa tươi