Cách làm giàu của người Nhật: Đơn giản thế mà quốc gia nào cũng phải ngả mũ thán phục
1. Tiết kiệm cũng là một cách làm giàu
Họ không chỉ tiết kiệm cho bản thân mà còn luôn có ý thức cho của chung, của công, cho đất nước. Dù là ăn buffet, họ cũng ăn vừa đủ, không để đồ ăn bị thừa lại, gây lãng phí cho nhà hàng.
Họ không chi quá nhiều vào việc ăn uống, giải trí hay mua sắm. Cũng không thuê người giúp việc, hoặc trang trí nhà cửa quá sang trọng. Mọi thứ trong cuộc sống của người Nhật rất tối giản nhưng đều đảm bảo chức năng của nó.
Một trong những phương pháp tiết kiệm nổi tiếng của họ là Kakeibo (Nghĩa là quyển sổ gia đình): Phương pháp này đề cao thói quen ghi lại tất cả những chi tiêu, nguồn thu của bản thân. Từ đó giúp xem lại, kiểm soát được cụ thể những thói quen chi tiêu của mình.
Việc ghi chép này giúp họ biết đang chi quá nhiều cho việc gì từ đó tìm cách cắt giảm hợp lý. Thống kê từ việc áp dụng phương pháp Kakeibo, mọi người có thể tiết kiệm được 35% tổng thu nhập của gia đình hoặc thu nhập cá nhân.
Phương tiện di chuyển của họ chủ yếu là sử dụng xe đạp, tàu điện ngầm, các phương tiện công cộng hoặc nếu đi ô tô chỉ là những chiếc xe bình thường sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường.
Thói quen tiết kiệm từ nhỏ tới lớn đã giúp đa số người Nhật có nhiều tiền tích lũy để họ bắt đầu tham gia đầu tư giúp “tiền đẻ ra tiền”. Họ đều có khả năng làm giàu cho dù bản thân không phải là ông bà chủ, chỉ là người làm công ăn lương nhưng vẫn có được cuộc sống sung túc khi về già.
Họ biết cách sử dụng đồng tiền của mình và khiến nó sinh lợi, thậm chí là cả những người lớn tuổi sau khi về hưu vẫn luôn thể hiện tinh thần đầu tư kinh doanh làm giàu của mình.
2. Làm tốt nhất có thể
Không chỉ quan tâm chất lượng hơn số lượng mà cách thức họ sử dụng các đồ vật cũng rất cẩn thận. Việc sử dụng đồ tái chế được khuyến khích tại Nhật vì nó vừa tiết kiệm lại vừa hạn chế được lượng rác thải ra môi trường.
Ông Genichi quyết tâm rằng Yamaha buộc phải làm ra những sản phẩm có chất lượng và nổi trội nhất, hơn hẳn các hãng sản xuất khác tại Nhật. Và kết quả là ông đã đạt được mơ ước của mình với những thành tựu rực rỡ của Yamaha ở thị trường nước ngoài.
Thế mà doanh thu một năm của Ozasa đạt tới 300 triệu yên (khoảng hơn 64 tỷ VND). Mọi người phải xếp hàng từ 4 – 5 giờ sáng để thưởng thức món bánh mình yêu thích. Tình trạng xếp hàng này đã kéo dài suốt 46 năm qua nhưng không một ai phàn nàn vì đơn giản, chất lượng bánh xứng đáng để họ tốn công như vậy.
3. Luôn lao động, làm việc chăm chỉ
Họ vẫn chăm chỉ làm việc đến khi không thể làm nữa và xem như khối tài sản kia không hề tồn tại. Đây vừa là cách họ làm giàu thêm cho chính mình, vừa làm giàu cho đất nước.
Hơn nữa, hiếm người ở Nhật thích hưởng thừa kế, thuế thừa kế lên tới 55% và đó là khoản phí khổng lồ mà không phải ai cũng cáng đáng nổi. Đa số người dân ở đây thích kiếm tiền bằng sức lao động của mình hơn là một khoản tiền có sẵn.
Thay vì đợi nhận tiền thừa kế, họ học hành chăm chỉ, nỗ lực làm việc để kiếm tiền, tiết kiệm, đầu tư, đảm bảo cuộc sống của mình thế là đủ. Hơn nữa đức tính chăm chỉ, tiết kiệm được giáo dục từ nhỏ đã theo người Nhật nên ngay cả khi giàu có họ vẫn không có suy nghĩ sẽ ngừng lao động.
4. Làm giàu từ việc đầu tư cho thế hệ trẻ
Họ luôn đầu tư gia tăng kiến thức cho con cháu của mình để chúng có thể tự kiếm tiền làm giàu bằng năng lực của bản thân. Đây cũng là một cách làm giàu của người Nhật bằng cách đầu tư vào tương lai, đầu tư vào thế hệ trẻ của đất nước.
Trẻ em Nhật ngay từ nhỏ đã được người lớn dạy dỗ về đức kiên trì, không bỏ cuộc. Thói quen chăm chỉ đã giúp chúng đam mê làm việc hơn là đợi một khối lượng tài sản khổng lồ từ thừa kế.
Các đứa trẻ ở xứ sở Mặt trời mọc đều được bố mẹ dạy về những vấn đề tài chính cá nhân, hỗ trợ chúng tự biết cách quản lý tiền bạc và hình thành thói quen tư duy đúng về tiền từ rất sớm. Với kinh nghiệm của mình, họ hướng dẫn con tự đầu tư kinh doanh, vì vậy, người Nhật không lo sợ thế hệ con cháu sẽ không thể tự làm giàu, kiếm tiền nuôi sống bản thân chúng được.
Ngoài ra, nhằm giúp con có tinh thần tự lập và tự vươn lên bằng chính năng lực của mình, dù còn đi học, các bạn nhỏ ở Nhật cũng đã bắt đầu kiếm việc làm để trang trải cho những sinh hoạt phí cá nhân hằng ngày của mình.