Bố mẹ tài giỏi con cái tầm thường: Hãy chấp nhận vì âu cũng là lẽ thường của cuộc sống
Đứa con tầm thường của những bố mẹ xuất chúng
Như 3 cô con gái của Steve Jobs đều là những người thường thường bậc trung hay con trai của huyền thoại bóng đá Maradona chỉ chơi bóng tại các giải hạng thấp ở Ý sau đó chuyển sang chơi bóng đá bãi biển. Tương tự, cậu con trai của Vua bóng đá Pele là một thủ môn ít tên tuổi.
Đặc biệt như cậu con trai cả của Beckham với danh tiếng của bố nên được nhiều CLB hàng đầu Anh là Arsenal, Chelsea và MU giang rộng vòng tay chào đón từ lúc cậu mới 15 tuổi. Từng được đào tạo ở vị trí hậu vệ của Arsenal nhưng không lâu sau đó, anh đã bị từ chối, trả về nhà vì “không có năng khiếu”.
Vì sao con cái không được thừa hưởng gene thông minh của bố mẹ?
Khái niệm Hồi quy về sự trung bình được nhà khoa học Francis Galton (1822 – 1911) đưa ra sau khi nghiên cứu hiện tượng này. Ông đã nghiên cứu về ảnh hưởng của di truyền đến trí thông minh, và ông dùng chiều cao là một ví dụ.
Theo quan sát của nhà khoa học Galton quan sát, những cặp cha mẹ có chiều cao thấp hơn trung bình thường sinh con có chiều cao cao hơn cha mẹ. Ngược lại, những cặp vợ chồng có chiều cao vượt trội thường sinh con có chiều cao thấp hơn họ. Đây được gọi là hiện tượng hồi quy về số trung bình.
Có thể nói, với những cặp vợ chồng rất thông minh, gene của cả hai đều ở mức “hiếm”. Những gene này may mắn phù hợp với môi trường phát triển nên họ thể hiện ra ngoài rất tốt. Thế nhưng khi gene của cặp vợ chồng này kết hợp lại, việc sao chép các cặp gene thông minh là rất khó. Hơn nữa, gene đó có thể không phù hợp với môi trường sống.
Mỗi đứa trẻ đã là thiên tài theo cách riêng của chúng
Các con cũng không phải là những chú cừu giống hệt nhau đang ở trên đồng cỏ kia, mỗi con có một cá tính riêng biệt, có khả năng nổi trội riêng chẳng giống ai và cũng không cần phải giống bố mẹ chúng. Đúng như Albert Einstein từng nói: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn”.
Vì thế, các phụ huynh thay vì áp đặt thì nên lắng nghe, quan sát, thấu hiểu con để biết được những khả năng đặc biệt của con mình ở các lĩnh vực khác ngoài việc học. Bố mẹ nên tìm ra con đường phù hợp để phát triển và hỗ trợ chúng đúng cách.
Bố mẹ yêu con, mong con học tốt để có tương lai rộng mở là đúng nhưng cần xem phương pháp hướng dẫn con thế nào, và quan trọng nhất là phải biết lắng nghe và chấp nhận những gì con có. Nếu con chỉ thích học Toán thì bạn chẳng thể ép con trở thành MC tài ba, nếu con nhảy đẹp, hát hay nhưng không thích môn Văn thì bạn cũng chẳng thể ép con có thành tích xuất sắc trong môn này.
Không chỉ tìm ra tài năng của con mà còn biết cả yếu điểm của chúng. Thiết kế sẵn một con đường riêng cho trẻ, cẩn trọng đến mức không để mắc bất cứ sai lầm nào, rất nhiều bố mẹ giỏi giang đã và đang có suy nghĩ như vậy với con mình. Xét về sâu xa, đó vẫn là một mong muốn tốt đẹp. Nhưng lại đưa đến một kết quả thất bại.
Hãy chấp nhận những thiếu sót để tìm ra con đường phù hợp nhất hỗ trợ trẻ. Bằng cách này, mọi đứa trẻ đều có thể trở thành một tài năng hữu ích.
Hãy để đứa trẻ thành một người thú vị, có như vậy trẻ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc hơn ở tương lai. Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà con người mắc phải là cố tìm ra lời giải thích cho một sự việc vốn là tình cờ. Đó chỉ là sự ngẫu nhiên phối hợp giữa gene và môi trường, chỉ là xác suất mà thôi.
Khi chúng muốn phản kháng, chúng sẽ có những biểu hiện tâm lý khác thường mà chúng ta hay cho là hư mà không biết rằng nguyên nhân xuất phát từ sự nghiêm khắc của chính mình. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, một đặc điểm chung của những trẻ bị áp lực khi bố mẹ giỏi giang, thành đạt là các em đều yêu sớm và yêu nhiều người.
Dường như chúng thiếu tình yêu của cha mẹ, khi sự ấm áp, niềm tin trống vắng, chúng thường muốn tìm kiếm một điểm tựa về tình cảm bên ngoài. Điều đáng nói là, đa phần các em hay rơi vào quan hệ với những người không đàng hoàng, chỉ thích yêu mà không học hành đó mới là điều đáng ngại.
Để tránh điều này, hãy chấp nhận điểm khác người của con. Đừng mong con là “bản sao” của bố mẹ. Điều con trẻ có thể làm đó là trở thành “phiên bản” tốt nhất của chính mình.