Câu chuyện về 3 cách sống của Trang Tử thông qua hình ảnh 3 con cá phản ánh trí tuệ đời người rất đáng học hỏi. Hãy đọc cùng suy ngẫm và thực hành, một khi làm được, cuộc đời của bạn sẽ tự nhiên hanh thông.
Con cá biết bay của Trang Tử
Trong “Tiêu dao du” Trang Tử viết về con cá Côn ở Bắc Minh có thể hóa thành chim đại bàng, ngao du trong 9 ngày. Nó sẽ cưỡi gió tháng 6 để bay tới Nam Minh. Nhưng Trang Tử nói rằng nó không tự do, một khi không có gió, nó ngay lập tức sẽ bị rơi xuống.
Bài học:
Sự tự do bay lượn của con cá này hoàn toàn phải nhờ vào ngoại cảnh. Nếu không có gió thì nó chỉ có cảm giác mình là kẻ vô dụng, cho dù thực tế nó không cần bay thì vẫn là con cá như bất cứ con cá nào khác.
Chỉ vì phụ thuộc vào khả năng biết bay của mình nhờ gió mà nó quên đi bản chất, quên luôn khả năng của loài cá. Cũng vậy, những người phải phụ thuộc quá vào tiền bạc, danh vọng mới cảm thấy mình cuộc sống có ý nghĩa. Họ đang dùng những thứ vật chất ấy để lấp đầy sự trống rỗng bên trong mình vậy.
Con người một khi đã bị vật chất chi phối, tự nhiên sẽ mất đi sự đơn thuần vốn có. Đừng theo đuổi vật chất, cứ mãi chạy theo những thứ hư ảo để đến khi cuối đời nhận ra chúng cũng không có nghĩa lý gì vì khi chết rồi ta cũng chẳng thể mang đi.
Thế nên Trang Tử mới chọn cuộc sống tự do tự tại, tránh xa lời mời của vua để trở thành “người này kẻ kia”, tránh xa gấm vóc lụa là nơi quan trường để có cuộc sống riêng của mình trong vai trò là người dạy học. Ông ví việc đánh đổi tự do cá nhân để lấy chức vụ trong triều đình cũng giống như hình ảnh rùa thần bán đi chiếc mai để được thờ phụng.
Con người quan trọng nhất là biết đủ để tránh sa đà vào việc theo đuổi vật chất rồi cuối cùng mất cả chì lẫn chài. Tâm tham xúi giục thì ta mờ mắt, chẳng còn biết phân biệt đúng sai, do đó, theo đuổi vật chất cần phải có mức độ, người khôn ngoan là người biết đủ.
Vật chất là cần thiết, nó có thể là động lực để ta vươn lên, phát triển bản thân, thử sức với năng lực của mình chứ không phải là điều ta dùng để đánh đổi với hạnh phúc mình đang có. Trang Tử dạy ta phải biết đủ vì dù ta có trường sinh bất lão hay của cải chất đầy có khi cũng trở thành vô nghĩa khi lòng luôn bất an.
Sao biết cá vui hay buồn?
Trong cuốn “Trang Tử – Thu Thủy” Trang Tử có nhắc tới một con cá thốc ở sông Hào.
Có một hôm, Trang Tử và Huệ Tử đi qua cầu sông Hào, Trang Tử nói: “Ông xem, những con cá thốc này tung tăng bơi lội vui vẻ biết bao.”
Huệ Tử lại nói: “Ông nào có phải là cá, sao biết chúng vui hay không?”
Trang Tử lập tức đáp lại: “Ông cũng đâu phải là tôi, sao biết tôi không biết cá có vui hay không?”.
Bài học:
Cuộc đời này mình không phải là người ta thì sao hiểu họ đang phải trải qua những gì, thế mà nhiều người như thể đang “chui dưới gầm giường” nhà người ta rồi đem chuyện của họ đi kể khắp nơi như thể là bản thân rất tỏ tường.
Mỗi cá thể trong cuộc đời này có một cuộc sống riêng. Ví dụ như niềm vui của cá là có thể bơi lội tung tăng nơi sông suối, biển cả, niềm vui của con người là có thể sinh trưởng tự nhiên trong nhân gian. Niềm vui của bố mẹ bạn là ở quê vui thú với ruộng vườn còn của bạn là bươn chải ở thành phố để kiếm được thật nhiều tiền.
Thế nên, được sống là chính mình thì mới có thể hạnh phúc, do đó chẳng bao giờ vì người khác mà thay đổi bản thân mình thành người khác, cuộc sống lúc đó chắc chắn sẽ rất tù túng.
Bằng chứng là không ít bạn trẻ mải mê đi thực hiện ước mơ của bố mẹ chúng rồi đến khi họ chợt nhận ra đây không phải là ngành nghề mình thích, nếu may mắn họ sẽ kịp thay đổi, nếu không họ cứ mãi sống trong buồn chán và đau khổ đi phục vụ ước mơ cho người khác.
Hãy là chính mình khi đó bạn mới có được hạnh phúc trọn vẹn cho dù bạn không cần phải thông, minh xuất sắc hay thành công như người ta, quan trọng là bạn cảm thấy an vui. Mà thực ra khái niệm thành công của bạn cũng đâu giống với người ta.
Những niềm vui thực sự trước giờ đều tới từ chính bản thân, chứ không phải là ở trong mắt người khác. Thay vì nỗ lực vắt óc sống để trở thành người mà người khác thích, hãy nỗ lực đi sống và trở thành mẫu người mà mình muốn.
Trong trí tuệ của Trang Tử, tầng cảnh giới thứ hai của đời người đó là: Bất vi biệt nhân đích bình giá sở lụy (đừng bao giờ bị chi phối bởi đánh giá của người khác).
Niềm vui lớn nhất đời người đó là được lựa chọn phương thức sống mà mình mong muốn nhất. Đừng vì ý kiến của người khác mà từ bỏ chính cái tôi của mình.
Hai con cá trong hồ cạn nước
Trong cuốn “Đại tông sư” Trang Tử có viết về hai con cá diếc trong một cái hồ nhỏ đã cạn nước, hai chú cố gắng hô hấp cho nhau, cố gắng làm ướt cho nhau, cố gắng duy trì sự sống cho nhau.
Trang Tử nói so với việc cố gắng cho qua ngày như vậy, chi bằng tha cho nhau, đi đến nơi biển rộng sông dài sống một cuộc sống mới.
Bài học: Cuộc sống này thay đổi khôn lường, hữu duyên thì gặp gỡ, hết duyên thì chia ly, ai rồi cũng có lúc tan, lúc hợp, việc gì mà phải cố chấp sống với nhau đến chết với sự chật vật, khổ sở như thế làm gì?
Đúng như lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa. Là duyên, dù có cách xa nghìn trùng cũng tìm gặp lại, đã là nợ, trốn tránh tới đâu cũng không thể thoát được.
Cuối cùng thì vẫn chỉ có chính ta hoàn thành hành trình cuộc đời của mình, việc gặp được ai đó thì trân trọng, chia xa có bùi ngùi nhưng là điều cần thiết. Do đó, sống trên đời, bạn cần phải trở thành chủ nhân của sinh mệnh của chính mình, đừng trở thành sự phụ thuộc của người khác.
Duyên đến không cần phải vui mừng quá đỗi, duyên đi cũng không cần phải khóc lóc thảm thiết. Không có tình yêu thì bên cạnh bạn vẫn có bạn bè. Không có bạn bè tri kỷ thì bên cạnh bạn vẫn còn có gia đình. Không có gia đình thì bạn vẫn còn sinh mệnh của chính mình.
Con đường ta đi sẽ có lúc cô đơn, ta phải học cách vui với cả sự cô đơn đó mà không vì trốn tránh nó mà kết giao với người không phù hợp, thậm chí họ còn kéo ta xuống với bùn lầy. Những khi một mình là cơ hội để ta cần học cách hài hòa với chính tâm của mình.
Trong trí tuệ của Trang Tử, tầng cảnh giới thứ ba của đời người chính là: tìm thấy chính mình, tìm thấy con đường của chính mình.
Từ những câu chuyện về 3 cách sống của Trang Tử đưa ra 3 quan điểm về cách sống trên đời giúp chúng ta hiểu rằng sự an vui xuất phát từ trong chính mỗi chúng ta, dù thế nào cũng đừng để ngoại cảnh có quyền tác động, khiến ta đánh mất đi niềm vui đích thực của mình.
Học cách người xưa để biết nên làm gì khi sa cơ lỡ vận
Người xưa răn dạy: Mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận