-
Từ câu chuyện “Cái bè qua sông”, lắng nghe lời Phật dạy về buông bỏ vật chất
-
Lời Phật dạy về sám hối: Làm người phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp
1. Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ qua câu chuyện về nhân quả của kẻ làm quan và người giàu có
Có người từ nhỏ không chống đối, cãi lời cha mẹ; cha mẹ có đánh có mắng cũng không hề cãi lại một câu. Bởi vì có lòng hiếu thuận như vậy, nên người đó được làm quan lớn.
Nhưng người đó lại chỉ vì cha mẹ có tiền lương hưu nên không muốn phụng dưỡng cha mẹ. Kết quả, ông ta dù làm quan lớn nhưng cả đời không có bao nhiêu tài sản, còn chẳng bằng một người giàu có mở cửa tiệm buôn bán bình thường.
Đức Phật Thích Ca nói: Phụng dưỡng cha mẹ dù chỉ một chốc một lát cũng có thể nhận được phúc báo vô lượng. Ngược lại, cho dù chỉ phạm phải một vài chuyện không hiếu thuận cũng sẽ phạm lỗi không thể tha thứ.
Một người hiếu thảo với cha mẹ, phúc báo của anh là ắt sẽ làm quan. Đọc thêm: Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ Hiếu
Một người biết phụng dưỡng cha mẹ bằng tài sản của mình, khí tài ngày càng sung túc.
Thời xưa, mỗi vị quan khi xuất hành đều được che ô dù, cha mẹ tựa như tán ô đó vậy, che chở cho viên quan ấy.
Còn kẻ gian thần tham lam, nham hiểm, nhiều thói xấu, lại không có lòng hiếu thuận, đường làm quan của kẻ đó sẽ sớm bị chặt đứt.
Các triều đại đế vương thời xưa đều vô cùng hiếu thảo, cho nên thường xề hướng đạo lý “chữ Hiếu đứng đầu”. Bởi vậy nên họ mới làm vua, là quan lớn nhất, giàu có nhất.
Có thể bạn quan tâm: 4 ân đức lớn nhất mà con người phải báo đáp suốt đời
2. Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ qua chữ “hiếu” trong Phật giáo
Trong cuốn “Kinh Đại thừa Bản sinh Tâm địa quán”, Đức Phật đã dạy về ân đức cha mẹ rằng, phúc báo của những người làm con biết phụng dưỡng cha mẹ là rất lớn.
Đức Phật hỏi rằng, tại sao ta phải chịu công ơn to lớn của cha mẹ?
Đó là bởi vì cha là người đã cho ta giọt máu thành hình người, mẹ là người đã mang nặng đẻ đau ta 9 tháng 10 ngày, cho đến lúc ta cất tiếng khóc chào đời. Sau đó lại hết lòng chăm bẵm, nuôi nấng, yêu thương ta. Những ân tình đó đối với chúng ta sâu tựa biển, cao tựa núi kia.
Nếu như bởi vì con cái không hiếu thuận, người làm cha mẹ dần sinh lòng trách móc, oán giận, thì đó chính là “nhân” khiến chúng ta bị đày xuống địa ngục hoặc chuyển kiếp thành ma quỷ súc sinh.
Quả báo thường tới rất nhanh, cho dù có là Đức Phật, Kim Cang, Thiên Tiên đều không thể vãn hồi.
Hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất.
Nếu như có thể nghe theo lời cha mẹ, để cha mẹ vui lòng như vậy sẽ nhận được sự che chở của chư vị thánh thần, phúc lộc vô biên. Người như vậy được coi là người trời, hoặc là Bồ Tát chuyển thế, tới để trả ơn cha mẹ.
Đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được coi là hiếu đạo thì phải hội tụ đủ cả 2 mặt là “sự” và “lý”.
– Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là sự lo lắng, chăm nom, phụng dưỡng để cha mẹ không bị thiếu thốn về vật chất. Luôn tôn trọng, kính lễ cha mẹ, không được khiến cha mẹ phiền lòng.
– Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi lòng thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chính đạo để cha mẹ hiểu rõ về thiện lành, thoát khỏi tạp niệm, mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo.
Nhờ vậy cha mẹ được sống an lạc trong hiện tại và giải thoát trong tương lai.
Nói cách khác, một đời sống hành thiện tích sức là hiếu hạnh, phát tâm báo ân. Còn là những điều tà ác, không có đạo đức là bất hiếu.
Xem thêm: Nhân quả báo ứng: Con cái đến với cha mẹ là do nghiệp duyên
3. Lời Phật dạy về ân đức cha mẹ qua 10 công ơn của cha mẹ
Cha mẹ sinh ra ta có 10 công ơn như sau:
Thứ nhất là ơn chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Từ lúc con mới chỉ là giọt máu rồi dần thành hình người, mẹ đều hết sức che chở, như đất mẹ ôm con vào lòng.
– Khi con mới được 1 tháng trong thai mẹ, giống như hạt sương mong manh dính trên ngọn cỏ, sớm mới tụ đọng mà trưa đã tan, khó lòng giữ được.
– Khi con được 2 tháng ở trong thai mẹ, hình như sữa đặc, đã chắc điều gì đâu.
– Khi con được 3 tháng ở trong thai mẹ, như cục máu, đông đặc đỏ ngầu, vô tri vô giác con nào biết chi.
– Khi con được 4 tháng trong thai mẹ, mới bắt đầu thành dạng thành người.
– Khi con được 5 tháng trong thai mẹ, con mới đủ năm hình, đủ chân tay đầu óc, con của mẹ.
– Khi con được 6 tháng trong thai mẹ, sáu căn mới đủ, mắt tay mũi lưới thân hình và ý.
– Khi con được 7 tháng trong thai mẹ, mới sinh đầy đủ, 360 đốt xương, cũng là 8 vạn, 4 nghìn chân lông.
Đừng bỏ lỡ: 2 điều Phật dạy cách hiếu thảo với mẹ cha tưởng dễ mà khó
Thứ hai là ơn lúc gần sinh con ra đời. Trải qua muôn vàn vất vả, nặng nhọc, cực khổ, sắp đến ngày sinh nở, mẹ ngồi cũng mỏi, nằm cũng khó, đứng cũng đau. Mẹ sợ hãi, lo lắng khi sắp bước vào giây phút sinh tử cuộc đời.
– Khi con đến với bụng mẹ được 8 tháng, phủ tạng mới sinh, ý chí mới đủ, chín khiếu mới thông.
– Khi con đến tháng thứ 9, mới đủ hình người ngồi trong bụng mẹ. Lúc khát con uống nguyên khí, lúc đói con ăn cùng mẹ, sinh tạng rủ xuống, thực tạng hướng lên.
Thứ ba là ơn sinh nở. Trải qua trăm khổ nghìn cực, cuối cùng mẹ đã đợi đến khi được trông thấy con. Thân thể mẹ mở toang, nước mắt và máu hòa đầy.
Chờ đến khi nghe thấy tiếng con khóc, lòng mẹ mừng rỡ thay cũng lo lắng thay về tương lai.
Vẹn tròn tới tháng thứ 10, đến ngày mẹ được nhìn thấy con. Nếu là con hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra để không đau lòng mẹ.
Nếu là con bạc, dãy giụa vùng vẫy khiến lòng mẹ buốt từng cơn, như cào như cấu, như nghìn mũi dao đâm vào gan ruột. Mẹ đau đớn vô cùng, nói sao cho tỏ.
Sinh được con rồi, mừng lắm vui lắm con ơi, yêu con của mẹ.
Thứ tư là ơn của đắng mẹ ăn, của ngọt dành cho con. Thương con mẹ chẳng tiếc chi, cay đắng mẹ ăn, ngọt bùi phần con.
Yêu con mẹ nâng niu như vàng ngọc, âu yếm chẳng dời tay những mong con no con ấm, mẹ đói rách cũng vui.
Thứ năm là ơn suốt đêm chăm con. Vì con, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con. Hai bầu sữa phòng khi con đói khát, hai tay này ủ ấm con khỏi gió sương. Thương con mẹ suốt đêm không ngủ, con say giấc nồng lòng mẹ mới được yên.
Thứ sáu là ơn bú mớm nuôi nấng. Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cha mẹ thương con chẳng chê con xấu xí hay xinh đẹp, lành lặn hay quắt tay quắt chân, sáng tỏ hay câm mù điếc. Bởi vì là con rứt ruột đẻ ra, nên dù thế nào cũng yêu thương con.
Thứ bảy là ơn dạy dỗ. Cha mẹ dạy con từ thuở lọt lòng, dạy con từ cách cầm đũa cầm thìa để con tự làm ấm bụng mình rồi dạy con cầm bút nắn nót từng con chữ. Con lớn rồi lạy dạy con đối nhân xử thế, làm người phải biết hành thiện tích đức, hàm ơn phải báo ơn.
Cha mẹ không dạy con báo hiếu cha mẹ cụ thể ra sao, nhưng phận làm con phải tự nhớ lấy cần chi cha mẹ chỉ bảo. Nghe lời Phật dạy về lòng hiếu thảo để thấy chúng ta đã hiểu sai như thế nào.
Thứ tám là ơn đi xa lòng mẹ thương nhớ. Con lớn rồi có công việc, có lý tưởng, hoài bão riêng của con. Cha mẹ ở chốn xa nơi quê hương chỉ biết ngóng trông theo bước con đi, cầu mong con được bình an, suốt đêm thương nhớ, sớm tối vấn vương.
Thứ chín là ơn sẵn sàng hy sinh vì con. Vì con mẹ bồng mẹ bế, nhường cơm xẻ áo, mẹ dù đói rách cũng vui. Chỉ mong con lớn tìm bạn hiền mà chơi, tìm người đức mà nên đôi nên lứa.
Thứ mười là ơn cha mẹ trọn đời thương con. Công cha và đức mẹ đấy con ơi, cao sâu tựa trời. Cha mẹ già hơn trăm tuổi, đầu óc quên quên nhớ nhớ, vẫn thương con tám mươi. Đến khi nào nhắm mắt xuôi tay, lòng cha mẹ thương vẫn chẳng thôi.
Lam Lam
Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái: Bỏ qua là tự rước họa vào thân
Câu chuyện mùa Vu Lan báo hiếu: xin đừng thờ ơ với đấng sinh thành!
Sự tích khăn tang – Bạn sẽ bất ngờ khi biết vì sao con gái phải che mặt khi đưa tang cha mẹ?
Vì sao Đức Phật bắt con uống nước rửa chân bẩn thỉu?
Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng chỉ để bỏ đi