Xem kết quả 3 người cha để lại vật báu, cùng trả lời câu hỏi nên để tài sản gì cho con?
Câu chuyện về 3 người cha để lại vật báu cho con
Một lần nọ, Bồ Tát đã cho phép họ chọn trong số báu vật của Người mang về tặng cho các con. Những người này vô cùng cảm kích và họ cũng đã đưa ra chọn lựa của mình:
Sau này, đứa trẻ có được chiếc bát bằng đá quý chỉ thích ăn uống suốt ngày mà không màng tới chuyện gì cả. Trong khi đó, đứa trẻ có được cỗ xe ngựa quý thì chỉ thích rong chơi trên đường phố. Còn đứa trẻ có được cung tên thì thích cả ngày trên núi săn bắn.
– Đứa trẻ thích ăn uống lúc này tiền đã cạn vì chỉ thích hưởng thụ không thích làm, nên đành cầm cái bát bằng đá quý xuống phố bán lấy tiền mặt, cuối cùng không còn lại gì phải cầm bát đi xin ăn.
– Đứa trẻ suốt ngày rong chơi trên phố thì cuối cùng cũng phải bán xe ngựa, đổi lấy lương thực vất vả sống qua ngày.
– Còn đứa trẻ thích săn thú thì kỹ thuật săn bắn ngày một công phu, thường xuyên khiêng con mồi về nhà, cả nhà nhờ đó mà có ăn có mặc.
Bài học: Tương lai của con trẻ ảnh hưởng từ chúng ta rất nhiều, vì thế để cho con được “thừa kế” cái gì cũng phải được các ông bố, bà mẹ cân nhắc kỹ càng. Đừng chỉ nghĩ tới việc để lại tiền bạc, của cải cho con vì như 3 ông bố trên, những thứ dung dưỡng tính ham ăn, ham chơi chỉ khiến chúng có kết quả bi thảm mà thôi.
Chúng ta đủ trải nghiệm để biết cái gì là hạnh phúc, nhưng quyết không đem tất cả hạnh phúc đưa cho bọn nhỏ, hãy để chúng kiên nhẫn, kiên cường và dũng cảm hơn để có thể tìm được cảm giác đích thực khi tự mình tìm thấy hạnh phúc.
Câu chuyện về 3 người cha để lại vật báu cho con cho thấy kết quả khác nhau qua 3 cách giáo dục con. |
Ta nên để lại cho con những gì?
1. Khả năng độc lập
Có thể vì quá yêu con nên ta cố gắng làm mọi thứ cho trẻ nhưng vô tình khiến chúng phụ thuộc, hay ỉ lại. Nên nhớ rằng mục đích cuối cùng của dạy con cái là để trẻ nhỏ có thể tự lập. Cuộc sống không có trở ngại không hề tồn tại ở thế giới này, chúng ta phải giúp con trẻ học được cách đối diện với nguy cơ và khó khăn, dũng cảm đối mặt, vì không phải khi nào cũng có bố mẹ ở bên mà nâng đỡ cho chúng.
Một trong những nguyên tắc người Do Thái dạy con đó là dạy con biết cách tự lập. Chúng ta cũng có thể học hỏi để hướng dẫn các con cách tự chăm sóc bản thân, rèn luyện tính kỷ luật.
2. Tiết kiệm tiền của
Trước tiên đó là hạn chế việc thỏa mãn sở thích muốn gì là phải có được nó ngay của trẻ. Nếu trẻ đòi mua nhiều đồ chơi thì bạn kiên nhẫn giải thích con hiểu cùng số tiền đó con có thể để dành để làm việc gì.
Điều quan trọng nhất dạy con về tiền bạc đó là phải tiết kiệm, hãy dạy trẻ rằng: Cứ 10 đồng con kiếm được, thì hãy cất đi ít nhất 1 đồng và mỗi tháng xem lại số tiền chúng đã giữ lại được. Giải thích với con rằng tiết kiệm tiền là một cách để có được những điều thú vị như đi dã ngoại, đi du lịch những nơi yêu thích.
3. Không ngừng học hỏi
Cách tốt nhất để cho trẻ được học hỏi đó là khuyến khích tình yêu sách của trẻ càng sớm càng tốt. Đọc sách không những có thể hun đúc trí tuệ mà còn có thể hun đúc phẩm chất tâm lý của một đứa trẻ. Vì bất kỳ cuốn sách nào, chỉ cần nó là một cuốn sách hay thì đều đầy ắp giá trị chân thiện mỹ, sẽ âm thầm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
4. Biết yêu thương mọi người
Đừng tưởng rằng, trẻ nhỏ ngay cả bản thân còn chưa thể gánh vác, thì không có khả năng giúp đỡ người khác.
Bạn có thể tham khảo thêm cách dạy con của người Nhật và từ đó rút ra thêm kinh nghiệm cho mình trong quá trình nuôi dạy trẻ thành người có đức, có tài sau này.
5. Xây dựng nguyên tắc riêng của mình
6. Yêu thích lao động
Có thể thấy, dù thế nào thì lao động mới mang lại niềm vui và hạnh phúc, của cải cho con người. Vì thế, ngay từ nhỏ hướng dẫn con từng việc theo khả năng của mình, khi đó con sẽ không cảm thấy ngại hay lười khi phải bắt tay vào làm việc gì đó.
Hãy khuyến khích con làm việc, lao động hăng say và khen ngợi khi con hoàn thành chúng. Hãy nhớ rằng những đứa trẻ coi thường lao động, coi thường quan tâm đến người khác, thì nhất định sẽ không có tiền đồ tương lai tốt đẹp.
Chính con gái chủ tịch hãng bia Boston phải đi múc kem thuê kiếm tiền và bài học người bố tỷ phú Jim Koch muốn dạy cho con đó là tiền không phải là của chúng và muốn có tiền, tất cả đều phải lao động.