Nghịch lý chuyện người thì tỏ tường, chuyện mình thì ú ớ chẳng hay biết gì
Chuyện bà lão và bức tường
Một bà lão đang nhìn một bức tường cao cách đường lớn không xa, bà luôn có cảm giác bức tường đó sẽ đổ ngay lập tức nên bà vô cùng lo lắng cho những ai vô tình đi qua.
– Bức tường phía trước sắp đổ rồi, đi cách xa nó một chút nhé kẻo nguy hiểm.
Thế nhưng, đáp lại sự quan tâm của bà là sự thờ ơ của mọi người. Họ như không nghe thấy gì, cũng không thèm để ý đến lời nhắc nhở của bà lão, vẫn nghênh ngang đi qua đó. Nhưng bà cũng thở phào nhẹ nhõm khi bức tường vẫn đứng yên, không bị làm sao cả.
Bà vẫn thể hiện sự tức giận khi không ai tin mình:
– Tại sao lại không nghe lời của tôi thế nhỉ?
Và cứ thế, bà vẫn kiên nhẫn đứng đấy để mỗi lần nhìn thấy có người đi qua thì bà lão lại nhắc nhở họ.
Đáng tiếc là chính vào lúc này bức tường đột nhiên đổ xuống, bà lão bị chôn vùi trong đống gạch đá tro bụi, tắt thở và qua đời.
![]() |
Nghịch lý ta không nhận ra khuyết điểm chính mình
Đừng lo sợ khi ai đó chỉ ra lỗi sai của bạn
Từ câu chuyện của bà lão và bức tường trên đây, ta có thể thấy rằng ai đó nhắc cho ta lỗi sai của mình thì nên cảm ơn họ vì nếu không có họ, ta đâu có thể nhìn ra lỗi của mình để sửa sai. Đúng là cảm giác ai đó chỉ trích hay chỉ ra lỗi của ta rất khó chịu, ta muốn phản ứng lại ngay lập tức.
Khi ấy, cơ chế tự vệ sẽ làm bất kỳ điều gì để chống lại điều này và một trong số đó chính là việc bóp méo nhận thức của mình về thực tế đã xảy ra để làm cho nó bớt đáng sợ hơn. Chúng ta đều vướng vào nghịch lý ta không nhận ra khuyết điểm chính mình nên với “cái tôi” yếu đuối và dễ tổn thương, ta đành bảo vệ nó bằng cách thay đổi những sự thật trong tâm trí để chứng minh rằng mình không sai hay không có lỗi.
Nhưng nghĩ mà xem nếu không biết lỗi ta không thể sửa được, kết quả là ta không thể nào tiến bộ, trong khi đó sự thật là ta chỉ đang tưởng là mình giỏi chứ còn đầy khuyết điểm, ngoài kia vẫn còn rất nhiều người “còn giòn hơn ta”, dù bản thân là ngọn núi cao nhưng đi đủ xa ta sẽ biết có vô vàn ngọn núi còn cao hơn.
Do đó, thay vì tức giận hay cố gắng tìm cách phủ định thì nên biết khiêm tốn, lắng nghe. Hãy nhớ rằng, muốn đẩy được chiếc lu thì bạn phải đứng ngoài chiếc lu, hãy xem việc ai đó giúp bạn nhận ra lỗi của mình đó là cơ hội để đánh giá lại, nhìn nhận lại bản thân mình.
Nhận ra rằng mình đã sai để có thể nhận lỗi, bạn cần nhận thức được sai lầm của mình trước tiên. Khi ai nhắc nhở ta thì hãy thử bình tĩnh nhớ lại những lời nói, hành động và suy xét xem mình đã sai ở đâu. Làm rõ tình huống và giải thích lí do vì sao bạn đã hành động như vậy.
![]() |
Học cách chấp nhận lỗi sai của chính mình và của người khác
Tại sao chúng ta không dũng cảm để con tự làm, tự chịu trách nhiệm với cuộc sống của chúng? Chúng ta cứ làm khổ nhau bởi những sự kỳ vọng của mình mà không chịu lắng nghe, thấu hiểu người khác.
Chính sự cố chấp này đã tự biến ta trở thành kẻ khổ sở với chính suy nghĩ của chính mình, thay vào đó, chỉ cần chấp nhận sự việc như nó vốn là thì ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn.