Chê bai chì chiết người ta làm gì vì bạn là nước giếng hay nước sông cũng không khác gì nhau!
Câu chuyện nước giếng và nước sông
Chuyện kể lại rằng có lần, nước giếng tình cờ gặp được nước sông và cả hai cùng tỏ ra khá bất ngờ vì cuộc hội ngộ này. Nước giếng lên tiếng chào hỏi trước nhưng giọng điệu không giấu được sự tò mò, hoài nghi:
– Bạn ơi, bạn là ai thế?
– Chào bạn, mình là nước sông, ai cũng biết mình mà, còn bạn là ai vậy?
– Con mình là nước giếng. Sao lại lạ vậy nhỉ, tại sao có nước giếng là mình rồi mà vẫn cần có cả nước sông cơ chứ?
– Thế bạn không biết rồi, nếu không có nước sông thì vạn sự vạn vật đều không thể sinh tồn được. Trong nước sông của chúng mình còn có rất nhiều sinh mệnh khác nữa, hằng hà sa số các loại cá và sinh vật khác phải có nước sông để tồn tại.
Thế nước giếng của bạn có làm được gì không? Vì theo tớ thấy dù không có các cậu thì thế giới vẫn phồn hoa đấy thôi.
– Nước sông các bạn có thể đi đến từng ngóc ngách của thế giới không? Vậy mà nước giếng chúng mình lại có thể làm được. Thế này nhé, bất kể là ở nơi đâu, chỉ cần đào đất lên là chúng mình có thể phục vụ nhu cầu cho mọi người rồi. Hơn nữa, con người có thể lấy hoài cũng không hết, dùng hoài mà vẫn còn. Không có nước sông các bạn thì vạn vật vẫn sống tốt thôi.
Tâm phân biệt so sánh
Do đó, mọi sự so sánh để chẳng đáng và cũng không cần thiết. Do đó, nếu bạn may mắn có cả bố lẫn mẹ thì đừng chê người ta là “con hoang”, nếu có được gia đình hạnh phúc cũng đừng coi thường những người đã ly hôn, cũng đừng khinh thường những người bất hạnh trong hôn nhân, càng không nên đào bới vết thương của người khác. Bởi mỗi người trong chúng ta đều có sự lựa chọn của riêng mình và tự chịu trách nhiệm với nó, nếu không thông cảm được thì cũng đừng khiến họ thêm đau đớn.
Thực ra, nếu có cái nhìn bao quát hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng, ta sống trong cuộc đời cơ bản cũng chẳng hề khác biệt, chỉ là bạn cứ để tâm phân biệt so sánh làm lu mờ trí tuệ của mình mà thôi. Theo như Đức Phật nói thì tất cả chúng ta cũng chỉ là một thể đồng nhất.
Dù là doanh nhân thành đạt hay một người đầy học thức cho tới người sửa xe đạp, quét rác… cũng không khác nhau là mấy, chẳng ai hơn ai, cũng chẳng ai thua kém ai. Doanh nhân cũng phải vất vả kiếm tiền, người quét rác vẫn chăm chỉ mỗi ngày để mưu sinh…
Có thể thấy, cả cuộc đời mình, mục tiêu và ý nghĩa cuộc sống của tất cả bọn họ đều nằm trong một vòng tuần hoàn: cơm, áo, gạo, tiền, truy tìm hạnh phúc,… mà thôi.
Học học để hiểu rằng những điểm tương đồng bên trong mọi vật, tất cả đều thật sự tương đồng, đều trống rỗng, thấy mọi người như nhau, không tốt cũng không xấu, không thông minh cũng không ngu dốt.
Khi đã học được, biết được sự tương đồng bên trong mọi vật, lúc bấy giờ bạn sẽ biết cách cư xử và đối diện với những bất đồng bên ngoài một cách khôn ngoan và hiểu biết. Nhưng cũng đừng dính mắc với sự tương đồng nữa.
Dìm người khác xuống cũng chẳng làm mình nổi lên
Làm người chừa lại một lối đi, ngày sau còn dễ gặp mặt Khuyết danh |
Vì quá sân si nên ta chẳng cần để ý tới vấn đề của mình nhưng rất hào hứng kể chuyện người khác. Đặc biệt, chớ vội đánh giá ai qua lời người khác kẻo chính bạn nhận về trái đắng.
Ngày nay, nhờ sự thuận tiện của mạng xã hội nên nhiều người còn tỏ ra hả hê “bới móc” cái xấu của người khác ra mà chê bai, lôi cả những chuyện trong quá khứ ra để đánh giá một con người như thể trên đời này chỉ toàn là những kẻ xấu xa vậy.
Sự thật thì, phàm là con người thì ai chẳng có lỗi lầm, nếu cứ mải miết đi chỉ ra vấn đề của người khác còn tâm mình thì hoang vắng, cỏ mọc đầy lối lại không quan tâm thì thật là dại khờ.
Đến khi bản thân mình bị người khác chê bai ngược lại thì nổi giận, hoang mang, sợ hãi, cuối cùng chính mình đã rơi vào cái bẫy của mình đã bày ra. Lúc này có hối hận thì cũng đã quá muộn màng.
Nếu người ta có lỗi thật thì không thoát khỏi Nhân – Quả báo ứng, chẳng cần bạn phải lên tiếng, đừng vì lỗi lầm của họ mà bạn lại trở thành người phạm lỗi, tự rước họa vào thân.
Thế nên cần biết, làm người hãy biết bao dung, bỏ qua lỗi lầm của người khác. Buông tha cho đối phương cũng là mở ra cho chính mình một con đường. Có câu nói rằng: “Làm người chừa lại một lối đi, ngày sau còn dễ gặp mặt”. Chừa lại một chút đường lui và bậc thềm cho tương lai, làm người điềm đạm, sống thật tâm mình.
Người thực sự có tu dưỡng đều sống khiêm tốn, không tùy tiện hiển lộ tài năng hay chê bai người khác, đừng cho rằng mình là kẻ “thay trời hành đạo”. Một trong những điều đại kỵ nhất trong đạo làm người của là tự cho mình cao quý mà xem thường người khác.
Đừng kiêu ngạo xem thường người khác. Một cái ly được xem là lớn khi so sánh với một cái chén nhỏ. Nhưng khi đặt cạnh cái bình thì ly không còn lớn nữa.