Mẹ hay làm bánh mỳ cháy nhưng cách phản ứng của bố làm con trai sững sỡ
Bài học tình yêu từ miếng bánh mỳ cháy
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
Gia đình không phải là nơi để nói chuyện ĐÚNG – SAI
Trong câu chuyện trên, nếu như những người khác, họ sẽ chọn cách hành xử khác, ví dụ như trách mắng vợ suốt ngày không cẩn thận, làm bánh mỳ cháy. Hoặc có người chọn phân tích ĐÚNG – SAI, chỉ ra rằng cô vợ đã làm sai những gì, không những vậy, có những người đã không kiểm soát được cảm xúc, tỏ ra tức giận, chửi mắng và bỏ nhà ra ngoài ăn sáng.
Chúng ta là vậy, thường hay phê phán, nhận xét hoàn toàn dựa trên những sự kiện được nhìn thấy, vì thế, không còn khả năng cảm nhận được sự buồn bã, thậm chí lo lắng, sợ sệt trong lòng vợ mình.
Hầu hết chúng ta không làm được như ông chồng trên vì ta thường cố bao biện cho cách hành xử thiểu hiểu biết của mình. Con ốm thì chồng đổ lỗi cho vợ không biết chăm sóc. Chồng say xỉn thì vợ đổ lỗi chồng không biết chừng mực.
Những nghĩa mà xem từ việc bát đũa không sạch đến quần áo không là phẳng… vợ chồng cứ trách móc nhau mỗi ngày thì không khí gia đình càng trở nên nặng nề. Lúc đó, ngôi nhà không còn là tổ ấm nữa, là tù ngục là quan tòa đang đợi bạn để xử trạm. Thế thì ai còn muốn về nhà nữa. Lâu dần, hai người dần không tôn trọng nhau, làm cho mối quan hệ vợ chồng mất đi tình yêu thương.
Trách móc lẫn nhau không chỉ không thể cứu vãn được sự việc mà còn dễ làm tổn thương tình cảm vợ chồng, khiến cho sự việc càng trở nên tệ hơn.
Thế nên ta rất nên học hỏi theo cách hành xử của người cha trong câu chuyện trên. Ông biết đứng vào vị trí của người vợ tần tảo sớm hôm để cảm thông, để nói ra những lời nhẹ nhàng, dễ nghe.
Đúng là chúng ta không hoàn hảo nên dễ phạm sai lầm nhưng là người trong gia đình thì nên biết cảm thông, thấu hiểu thay vì chỉ trích nhau. Vì tình yêu, tình cảm gia đình không phải là nơi để nói đúng sai, do vậy cần phải bỏ đi lời oán trách, bỏ qua lỗi lầm để cùng nhau tiến về phía trước.
Vợ chồng phải biết yêu thương, cảm thông cho nhau
Bài học về sự cảm thông giữa vợ chồng trên đây ta mới thấy không phải trí khôn, hay giàu có mà chính sự cảm thông mới chính là bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Câu chuyện này chính là bài học về sự cảm thông giữa người với người.
Tình yêu thương không chỉ đơn thuần là tìm một người để hiểu mình mà là tìm một người để ta có thể thông cảm và yêu thương nhau đến cuối cuộc đời. Nó không phải là thứ mà ta có thể có được trong ngày một ngày hai, mà là cả một quá trình tìm và hiểu nhau.
Không chỉ trong tình yêu hay hôn nhân, hầu hết những mâu thuẫn, hiềm khích lâu ngày nảy sinh giữa các mối quan hệ tình cảm gia đình khác như cha con, mẹ con, anh chị em … đều xuất phát từ việc tình thương không được chăm sóc và nuôi dưỡng để ngày càng phát triển.
Thật ra, giống như lời người Bố nói với cậu con trai – “một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai” – nhưng “những lời chê bai trách móc cay nghiệt” mới gây nên sự tổn thương. Bánh mỳ bị cháy không phải là điều quá nghiêm trọng, khi đó chỉ là việc ngoài ý muốn. Mọi việc rồi cũng qua đi. Chỉ có cách ứng xử sẽ để lại ấn tượng trong lòng mỗi người.
Sự cảm thông ấy không tự nhiên mà khởi sinh, nó hệ quả tất yếu của sự kết hợp giữa hiểu biết và lòng yêu thương. Vì thế, cho dù có bao nhiêu khác biệt đi chăng nữa thì điểm xuất phát của chúng ta cũng vẫn là lòng yêu thương chân thật.