Vì đâu bị lừa mất sạch tiền nhưng anh sinh viên vẫn vui và có câu nói gây sốc
Bài học cuộc sống về lòng tốt
– Chú thật giỏi vì đạt được giải nhất trong cuộc thi nhưng tôi muốn nhờ chú một việc, nếu chú có hoàn cảnh như tôi chú mới hiểu, không biết chú có muốn nghe không. Con của tôi đang bị ung thư nặng nằm trong bệnh viện, nếu không có một khoản tiền lớn thì chắc nó chết mất.
– Thế bác đang cần bao nhiêu ạ? – Anh sinh viên thật thà gặng hỏi
– Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi.
– Cảm ơn chú nhiều, chú tốt quá.
– Bạn này, hôm trước tôi nghe nói anh có gặp và cho toàn bộ một người phụ nữ số tiền thưởng để chữa bệnh cho đứa con sắp chết phải không?
– Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không?
– Vậy là tin tốt đấy chứ, chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả!
Làm sao biết mình tốt đúng người?
Hay ví dụ một người ăn xin đến xin, bạn nghĩ chắc họ đang có người “giật dây” phía sau chứ chẳng phải là người đi xin bình thường, nghèo đói thực sự nên không muốn cho.
Vậy làm thế nào để đánh giá một cách khách quan và trung thực rằng ai mới đang cần sự giúp đỡ? Thực ra trong cuộc sống này trắng đen lẫn lộn, không hề tồn tại vạch phân chia rõ ràng giữa tốt và xấu nên để phân định nó minh bạch thì không phải ai cũng có thể làm được.
Có những thứ ta tưởng là tốt đẹp nhưng luôn ẩn chứa những mặt tối, và trong cái xấu cũng có thể hiện diện những điều tốt lành tồn tại. Vì thế muốn lương thiện đúng cách cũng không hề dễ. Nhưng hãy thử một lần nghĩ tới những lần bạn mong được giúp nhưng bị quay lưng, bị nghi ngờ, bị chất vấn… thì bạn mới thấy khó chịu như thế nào.
Vì vậy, hãy dùng tâm thế đó để đối đãi khi bạn được một yêu cầu giúp đỡ, thay vì cảm thấy ngờ vực rồi cảm tính đưa ra kết luận bản thân đang bị lợi dụng mà nên vô tư giúp sức trong khả năng của mình. Sự mẫn cảm là tốt, nhưng đôi khi nó sẽ phản tác dụng vì khiến bạn không thể suy nghĩ thấu đáo và hiểu được tường tận gốc rễ của vấn đề.
Một cử chỉ tử tế có thể chạm tới vết thương mà chỉ có lòng trắc ẩn mới có thể chữa lành. Steve Maraboli |
Lòng tốt còn ở việc nghĩ tốt cho người khác
Hãy trao đi lòng tốt của bạn, không chỉ qua hành động trao tặng tiền hay thức ăn, giúp người thân, đồng nghiệp… mà quan trọng là, hãy làm những điều tốt dù nhỏ bé hay lớn lao từ chính trái tim lương thiện của mình, không phải từ việc bạn có nhận được sự công nhận hay không.
Đúng như nhà nghiên cứu người Mỹ Steve Maraboli đã từng viết: “Một cử chỉ tử tế có thể chạm tới vết thương mà chỉ có lòng trắc ẩn mới có thể chữa lành”…
Bao lâu nay, ta vẫn vô tình sống và nuôi dưỡng tâm hồn mình nhờ nhận được lòng tốt từ mọi người xung quanh đấy chứ, nhưng chỉ là ít người nhận thức được điều này và thể hiện sự trân trọng về nó mà thôi.
Chỉ cần sống chậm hơn một chút, bạn sẽ thấy bạn bè, đồng nghiệp, người thân,… hay thậm chí một ai đó bắt gặp trên đường đã xuất hiện theo những cách khác nhau để cung cấp cho bạn sự hướng dẫn, hỗ trợ, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và tình yêu thương vô điều kiện.
Chính phúc lộc mà chúng ta tạo ra sẽ mang lại niềm vui, cuộc sống sung túc và thậm chí cả sự giàu có… của ta sau này và đó chính là “phần thưởng” mà khi được hưởng ta lại không biết rằng chúng có được là nhờ kết quả của những lòng tốt nho nhỏ mà chúng ta đã gieo hạt bao lâu nay. Thế nên người xưa có câu: “Lập công danh không bằng tích đức” nhưng không mấy ai hiểu ý nghĩa thâm sâu của nó.