Ai muốn gia tộc hưng thịnh nhất định không được bỏ qua 2 việc quan trọng này!
Câu chuyện Từ Miễn muốn để tiếng thơm cho con cháu
Không giống như các quan tham khác luôn muốn vơ vét, thu lợi về mình, ông Từ Miễn lại ngược lại. Ông không thích sống trong nhung lụa vì thường phân chia bổng lộc của mình có được cho người thân, bạn bè và những người dân nghèo khổ.
Nghe những điều này, ông mỉm cười: “Mọi người hay để lại tiền của cho con cháu của mình, còn tôi để lại cái khác: Đó là tiếng thơm cho chúng.
Các con, các cháu nếu có đủ đức đủ tài, chúng tự nhiên có thể sáng lập nên gia nghiệp. Còn nếu chúng không có tài đức thì tôi có để lại tài sản cũng chẳng để làm gì vì tất cả rổi sẽ tiêu tan”.
Mặc dù ta không có tài cán gì, nhưng có tâm nguyện, vui mừng được tuân theo lời giáo huấn này của cổ nhân, không dám bỏ dở nửa chừng. Từ lúc ta có được quyền cao chức trọng tới nay đã gần 30 năm, có một số môn khách và bằng hữu đều cực lực khuyên ta hãy thừa dịp khi có chức có quyền mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho các ngươi, ta đều cự tuyệt không chấp thuận.
Bởi vì ta cho rằng chỉ có để lại thứ quý giá nhất là sự thanh bạch cho đời sau, mới có thể khiến con cháu được hưởng phúc vô cùng”.
Muốn gia tộc hưng thịnh không được quên 2 điều này
Qua câu chuyện trên có thể thấy để có được tiếng thơm cho muôn đời sau thì chính bản thân của Từ Miễn phải nghiêm khắc với chính mình và với cả việc dạy dỗ bậc con cháu. Ông không muốn để lại tiền bạc vì tin rằng với người có năng lực sẽ tự kiếm được tiền về cho mình.
Và đây là 2 điều quan trọng nhất mà người xưa thường truyền cho nhau kinh nghiệm trong việc xây dựng gia tộc hưng thịnh:
1. Nuôi dưỡng sự lương thiện
Nhiều người lại cố gắng cưng chiều con cái vì cho rằng chúng cần cuộc sống no đủ mà trước đây mình không có được. Những đứa trẻ này cũng vì vậy mà nghiễm nhiên trở thành những cậu ấm cô chiêu suốt ngày chỉ biết đòi hỏi.
Việc giúp con quá sức như thế không cần thiết vì họ đã tạo ra tiền lệ xấu, chính là đang vô tình biến con cái trở thành những kẻ vô dụng, trở thành một thế hệ chỉ biết ỷ lại và cúi đầu.
Thế nhưng chỉ tiền bạc thôi thì chỉ ăn mà không làm thì cả núi tiền cũng bị lở và sẽ có lúc chẳng còn gì. Vậy nên trao cho con điều gì để giá trị đó còn mãi về sau, có thể truyền qua đời này đến đời khác?
Đó là dạy con tích đức hành thiện, đó mới là giá trị tốt đẹp lâu dài mà ai ai cũng cần phải duy trì. Dạy con có đạo đức còn quan trọng hơn cả việc có tài.
Có câu: “Người hành thiện, phúc tuy chưa tới nhưng họa đã tránh xa”. Cầu Thần bái Phật mỗi ngày cũng không thể bằng nuôi dưỡng sự thiện lương trong tâm hồn chúng ta.
2. Nuôi dưỡng lòng ham học
Trong cuốn “Dữ Trung Xá Thư” của Phạm Trọng Yêm gửi người nhà, ông từng nói về vấn đề giáo dục con cháu như sau:
Kiến thức của nhân loại đã được lưu lại trong sách vở, chỉ có đọc sách mới có thể rút ngắn con đường khám phá thế giới này vì đó là cách tuyệt vời để ta có thể mở mang tầm mắt trong thời gian ngắn nhất.
Nếu không đọc sách, ta như kẻ vô hồn, rỗng tuếch vì cái gì cũng không hay, không biết, sống không mục tiêu trong cuộc đời này. Đó là cuộc đời vô nghĩa, trong khi chúng ta cần sống chứ không phải chỉ để tồn tại.
Chuyện kể lại rằng ngày xưa có vị đại thần Lưu Tán thành danh là nhờ sự dạy dỗ của bố ông: Lưu Tần. Khi con đến tuổi đi học, Lưu Tần đã dạy con học các sách cổ như Thi Kinh, Thượng Thư.