Em muốn hỏi luật sư là:
1, vợ chồng em chỉ viết giấy chuyển nhượng giữa 2 bên với nhau – có công chứng có được không?
2, giấy tờ trên bìa đỏ – em không muốn làm thay đổi lại ( vẫn đứng tên cả 2 vợ chồng) thì giấy chuyển nhượng bên trên (1) có giá trị pháp lý sau này nếu em muốn bán ngôi nhà đó không? Tức là chồng em sẽ không có quyền đòi chia Tài sản khi em bán nhà ạ. Em rất mong nhận được những tư vấn sớm của Luật sư.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng đất đai, nhà ở
Bộ luật dân sự năm 2005 (Văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
Luật đất đai năm 2013
2. Nội dung tư vấn
Cả hai vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Do đó, khi chuyển nhượng đất, bạn phải lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đi công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
bên cnahj đó Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Theo Luật công chứng 2014, bạn có thể công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực.
bên cạnh đó Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn xin cấp sổ đỏ (sổ hồng), sang tên nhà đất
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy kể từ thời điểm bạn đi làm thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai và vào sổ địa chính thì việc chuyển nhượng mới có hiệu lực và bạn mới có toàn quyền quyết định với mảnh đất trên.
Nếu trong trường hợp chồng bạn vẫn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn và chồng bạn vẫn đều là người sử dụng mảnh đất đó về mặt pháp luật. Chồng bạn vẫn sẽ được hưởng các quyền của người sử dụng đất theo pháp luật đất đai. Do đó, sau khi thực hiện thủ tục trên, vợ chồng bạn phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ để tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai.
Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất như sau:
Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
>> Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Bố mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho mẹ?