Tuy nhiên so với dãy nhà hàng xóm thì hàng rào nhà chị em vừa bằng và thụt vào trong hơn so với các nhà khác. Sau khi nói chuyện với trưởng địa chính xã thì được biết do có người khiếu nại nên địa chính xã đã xuống làm việc, đồng thời yêu cầu phải thái dỡ trong vòng 2 ngày nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế và phạt tiền. Vậy xin hỏi luật sư việc địa chính xã xử lý như vậy có đúng với pháp luật không. Đúng thẩm quyền và trình tự chưa ạ ?

Cảm ơn luật sư!

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu càu tư vấn đến luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

Nếu gia đình chị bạn khi xây tường rào có lấn ra đường nửa gang tay thì đây thuộc trường hợp lấn chiếm đất công và đương nhiên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đồng thời phải tháo dỡ công trình, nghị định 139/2017/NĐ-CP  QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG; KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, KINH DOANH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT; KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, PHÁT TRIỂN NHÀ Ở, QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ VÀ CÔNG SỞ

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;

b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;

c) Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;

d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.

 

Vậy trong trường hợp của chị bạn, việc xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ công trình do chị bạn xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông là đúng quy định. Tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

Điều 76. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 77. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Vậy thẩm quyền xử phạt bạn sẽ thuộc về UBND cấp huyện.

Trường hợp những hộ dân khác cũng xây tường rào và cũng lấn chiếm đường giao thông thì cũng bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định nêu trên. 

>&gt Xem thêm:  Tư vấn về hợp đồng vay trả góp với công ty Home Credit ? Không trả tiền gốc mua trả góp có phạm tội ?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp mới nhất năm 2020