Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

-Luật Đất đai 2013

– Nghị định 84 ngày 25/4/2007

-Nghị định 43/2014/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

>&gt Xem thêm:  Xây nhà sai giấy phép có thể hoàn công được không?

Theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP tại Điều 22 về việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014:

“4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê”.

Diện tích đất mà gia đình bạn khai hoang từ năm 1987 thuộc trường hợp đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này”;

Điều 47 Nghị định 84 ngày 25/4/2007 của Chính phủ quy định:
“Nếu diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do kê khai đăng ký trước đây người sử dụng đất không kê khai hoặc chưa kê khai nhưng toàn bộ thửa đất đã được xác định, không có tranh chấp với người sử dụng liền kề, không lấn chiếm thì được bồi thường theo diện tích đo đạc thực tế”.
Qua trình bày, đất của ông có nguồn gốc khai hoang, có quá trình sử dụng đất, đất có kê khai, được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, xác nhận. Vì vậy, theo quy định pháp luật, khi bị thu hồi đất ông được bồi thường. Các cấp chính quyền ở thị xã A và tỉnh X đã sai khi không thực hiện bồi thường đất cho ông mà bồi thường cho cá nhân khác. Ông cần làm đơn khiếu nại các quyết định thu hồi đất và quyết định áp giá bồi thường đất của các cấp chính quyền. Sau đó, nếu không đồng ý với các quyết định giải quyết khiếu nại đó, ông có thể khởi kiện hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

Diện tích đất mà gia đình khai hoang từ năm 1987 khi có quyết định thu hồi đất vẫn đủ điều kiện được bồi thường, theo đó gia đình bạn sẽ được bồi thường về đất và tài sản trên đất như sau:

– Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013 (khoản 2 Điều 77, Luật Đất đai 2013).

– Đối với cây trồng: Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định tại Điều 90 Luật Đất đai:

a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê