bây giờ gia đình tôi không muốn mua nhà nữa thì có thể lấy lại được tiền cọc không, mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: đẹp không tưởng

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật hôn nhân và gia đình 2014

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, hợp đồng đặt cọc:

>&gt Xem thêm:  Mẫu công văn thông báo bàn giao nhà, căn hộ song ngữ Anh Việt mới 2020

Theo quy định tại Điều 328, Bộ luật dân sự 2015 thì vấn đề đặt cọc được quy định như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, Pháp luật không có quy định bắt buộc hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có công chứng, chứng thực; để phát sinh tính hiệu lực của hợp đồng đặt cọc cần phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện để phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117, Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
– Bộ luật dân sự 2015

Thứ hai, Việc mua bán tài sản chung của vợ chồng:

Căn cứ Điều 35, Luật hôn nhân và gia đình quy định về vấn đề định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
Vậy việc mua bán tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong trường hợp mua bán Bất động sản.

>&gt Xem thêm:  Mẫu biên bản họp dòng họ về việc phân chia phần đất từ đường

Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.”
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
Kết luận, đối với trường hợp của bạn, do trên hợp đồng đặt cọc chỉ có người vợ đứng ra ký mà không có sự đồng ý của người chồng thì theo quy định về việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể thấy rằng hợp đồng đặt cọc này đang bị vô hiệu một phần; người vợ chỉ được bán, tặng cho một nửa phần giá trị tài sản của mình mà không được bán phần thuộc sở hữu của người chồng khi không có sự đồng ý của vợ cũng như không có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu giữa vợ chồng đã có thỏa thuận để chia đôi số tài sản trên thì người vợ có thể tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản riêng này. Việc giao kết hợp đồng có thể do người vợ thực hiện mà không cần có sự thỏa thuận hay đồng ý của người chồng. Vậy hợp đồng đặt cọc này vẫn có hiệu lực một phần do đó việc lấy lại toàn bộ số tiền đặt cọc là không thể. Trường hợp có tranh chấp bạn có thể khởi kiện dân sự ra Tòa án dân sự để giải quyết vấn đề này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Ms. Bùi Nhung – Chuyên viên pháp lý Công ty Luật TNHH Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng như thế nào ?