Nhưng trên sổ đỏ bố mẹ tôi đứng tên, nhưng mẹ tôi đã mất, thì tôi phải làm những thủ tục gì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ạ. Mong nhận được câu trả lời sớm của luật sư. Xin cám ơn luật sư.

Người gửi : Nguyễn Văn Thân

Luật sư trả lời:

Chào ạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến bộ phận luật sư tư vấn của Công ty luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đãn được nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Trong trường hợp của bạn mẹ bạn mất đi và không để lại di chúc, căn cứ tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

a, Không có di chúc;

b, Di chúc không hợp pháp;

c, Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d, Những người được thừa kế theo di chúc mà khồn có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Vì vậy mà khi mẹ bạn mất đi không có để lại di chúc thì đương nhiên phần di sản này được chia theo pháp luật.

Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy những người được thừa kế phần di sản bao gồm bồ bố của bạn và 7 người con.

Hiện nay do bố của bạn muốn để cho bạn đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy bạn phải thỏa thuận thống nhất để các người anh em của bạn cũng được nhận di sản thừa kế của mẹ bạn để lại phải từ chối nhận di sản thừa kế theo điều Bộ luật dân sự và làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để đồng ý cho bố bạn nhận toàn bộ diện tích đất của mẹ bạn để lại. Theo đó, thì việc từ chối nhận di sản này phải được lập thành văn bản gửi tới người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản thừa kế.

Mức thu phí, lệ phí theo thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên thì công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được tính trên giá trị di sản.

>&gt Xem thêm:  Điều kiện được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc di chúc ?

Mức thu phí đối với chứng thực được quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC về phí chứng thực

Sau khi làm xong thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thì chuyển tên trong sổ đó từ mẹ của bạn sang cho bố bạn, phải làm thủ tục như sau:

+ Làm thủ tục khai tử tại Tư pháp xã (phường, thị trấn);

+ Làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng;

+ Tổ chức hợp gia đình, với điều kiện tất cả các thành viên trong gia đình (trừ những người con dưới 14 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có người đại diện ký vào văn bản) phải ký tên vào Biên bản họp gia đình, đồng ý để bố của bạn đứng tên chủ sở hữu trong sổ đỏ.

+ Sau đó đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao giấy chứng tử, Biên bản họp gia đình, bảo sao phô tô hộ khẩu và CMND của bố bạn đến BUND xã (phường, thị trấn) làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi bố bạn đã đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đáp ứng được điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì có quyền tặng cho cho bạn thì phải làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 như sau:

” Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Sau đó bố bạn cần thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013 như sau:

” Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất”

– Về hồ sơ

Bạn làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

>&gt Xem thêm:  Nghĩa vụ trả nợ của những người thừa kế ?

” Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

4. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định:

a) Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà có hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền theo quy định nhưng bên chuyển quyền không trao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền, hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

– Hợp đồng hoặc văn bản về chuyển quyền đã lập theo quy định;”

Nơi nộp hồ sơ: Căn cứ khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì bạn nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng ký biến động đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời hạn giải quyết: Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời hạn tối đa là 15 ngày. Riêng đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời hạn này là 30 ngày (theo Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Như vậy, để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi tặng, cho thì bố bạn và bạn cần làm hợp đồng tặng cho và công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Sau đó, nộp hồ sơ đầy đủ cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: đẹp không tưởng để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm:  Tư vấn thừa kế đất của mẹ đã mất để lại khi không có di chúc ?