Mục lục bài viết
1. Đất được tặng thì có đòi lại được không ?
Tuy nhiên thì chị gái tôi không đồng ý. Vậy luật sư cho tôi hỏi là với trường hợp của tôi thì bố mẹ tôi có lấy lại được mảnh đất đã cho chị tôi không? Mong nhận được sự phản hồi sớm từ luật sư ?
Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng
Luật sư tư vấn:
Điều 467 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 467. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo căn cứ trên thì hợp đồng tặng cho bất động sản đã công chứng thì sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, tức là thời điểm sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trừ trường hợp bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu.
Như vậy thì nếu bố mẹ bạn mới chỉ làm hợp đồng tặng cho bất đông sản mà chưa làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị gái bạn thì bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền đòi lại bất động sản đã cho mà không cần quan tâm đến việc hợp đồng tặng cho này có điều kiện hay không có điều kiện.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Phân tích số lượng và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành tòa án nhân dân
2. Người chưa thành niên có được bán phần đất được nhận thừa kế không ?
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Khoản 4, điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Đồng thời khoản 2, điều 77, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Theo căn cứ trên thì người chưa thành niên từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập giao dịch liên quan đến bất động sản thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Vậy nên trong trường hợp của bạn thì em bạn vẫn có thể bán mảnh đất đó nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của mẹ bạn hoặc người giám hộ của em bạn.
>> Xem thêm: Phân chia tài sản chung theo quy định nào ? Chia tài sản chung của vợ chồng là bất động sản ?
3. Di chúc quy định trái luật thì có hợp pháp không ?
Nhưng trước khi tôi và người thân của tôi chấp nhận cho ông nội chúng tôi đứng tên bằng khoáng đất thì chúng tôi có được quyền đề nghị ghi trong tờ thừa kế là đất này chỉ được sử dụng để thờ cúng cũng chứ không được bán hay tặng cho được không luật sư ?
Cảm ơn luật sư!
Luật sư trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và xin trả lời như sau:
Với trường hợp không may bố bạn qua đời mà không để lại di chúc gì thì phần di sản của bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật . Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn đã thống nhất để ông nội bạn đứng tên thì đây là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chứ không phải di chúc. Về bản chất đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện.
Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Vậy việc gia đình bnj làm hợp đồng này là không trái luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: đẹp không tưởng để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2020 ?
4. Hướng dẫn cách nhập quyền sử dụng đất đứng tên chồng vào tài sản chung của vợ chồng ?
Luật sư tư vấn:
Điều 46, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, chồng bạn có quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản và có công chứng.
Sau đó, bạn nộp hồ sơ đến phòng đăng ký đất đai để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Hồ sơ về nhân thân: Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu; giấy tờ xác định tình trạng hôn nhân;
– Hồ sơ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chồng bạn.
– Các giấy tờ khác mà pháp luật quy định phải có: Trong đó, bạn phải nộp Văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung có công chứng.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2020
5. Người nước ngoài có được mua nhà đất ở Việt Nam không ?
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn không có quốc tịch Việt Nam nên bạn chỉ có quyền sở hữu nhà ở Việt Nam chứ không có quyền sử dụng đất. Cụ thể, trong quy định của Luật đất đai năm 2013 chỉ quy định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài nếu có dự án đầu tư có quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Theo đó, cá nhân nước ngoài không có quyền sử dụng đất tại Việt Nam, tức là bạn sẽ không được mua đất hoặc mua cả nhà cả đất. Bạn sẽ không được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam
Về sở hữu nhà ở, điểm b khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 quy định: Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:
“b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”.
Như vậy bạn có thể đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được hình thành dưới hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Người nước ngoài có thể mua nhà đất ở việt nam hay không ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phậnluật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Tặng cho đất đai có phải đóng thuế không ? Thủ tục tặng cho đất