Mục lục bài viết
1. Tư vấn giải quyết nhà hàng xóm lấn chiếm đường đi chung ?
Tôi xin chân thành cảm ơn
Người gửi: N.V
Luật sư tư vấn đất đai trực tuyến qua tổng đài, gọi: đẹp không tưởng
Trả lời:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn pháp luật đất đai của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì con đường vào nhà bạn là đường giao thông nông thôn nằm trong bản đồ địa chính. Như vậy, đây là đường đi chung không thuộc sở hữu của bất kỳ hộ gia đình nào, tất cả đều được sử dụng lối đi đó mà không được lấn chiếm.
Nhưng hàng xóm nhà bạn có hành vi lấn chiếm, đây là hành vi trái pháp luật.
Việc huyện ra thông báo yêu cầu phải cắt một nửa giao cho hộ gia đình kia mà không có cơ sở pháp lý nào. Theo quy định tại điều 52, Luật đất đai 2013 thì căn cứ để giao đất như sau:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Ở đây, cấp huyện không có căn cứ pháp lý nào mà lại giao một nửa diện tích lối đi chung cho hộ gia đình kia. Như vậy, việc giao đất cho của huyện là trái quy định của pháp luật.
Căn cứ theo luật khiếu nại thì bạn có thể làm đơn khiếu lại theo trình tự khiếu nại tại điều 7, Luật khiếu nại 2011 như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho câu hỏi của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi!
>> Tham khảo ngay: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi chung/đường đi nội bộ trong gia đình theo quy định pháp luật ?
>> Xem thêm: Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt hành chính ?
2. Xử lý hành vi lấn chiếm đất của dân cư?
>> Luật sư trả lời: Quyền sử dụng đất chung, ngõ đi chung theo quy định của pháp luật ?
>> Xem thêm: Mẫu quyết định xử phạt hành chính mới nhất năm 2020
3. Đất cấp trước năm 1990 khi xây nhà bị coi là lấn chiếm đất công ?
Gia đình em ở trên mảnh đất trước năm 1990 được cấp và đóng thuế nhà đất đầy đủ ( 2 năm nay không phải đóng thuế vì do là đất lấn chiếm) đến nay vẫn không được cấp sổ đỏ năm 1997 khi bố mẹ em đủ điều kiện để xây nhà thứ hai ngay bên cạnh trên thổ đất và chính quyền xóm đến xác nhận đo đất để xây dựng, lúc công trình đang thi công thì bị xã, huyện yêu cầu ngừng thi công coi là lấn chiếm đất công, sau có xác nhận lại về đo đạc thổ đất của chính quyền địa phương và tiếp tục được xây nhà. Năm 1999 khi xây xong huyện đánh giấy về nói gia đình em xây nhà trên lô đất đó là lấn chiếm đất công và đề nghị hợp thức hoá lô đất trên đóng tiền sử dụng đất theo luật định.
Gia đình em làm đơn kháng nghị đó là đất cấp trước năm 1990 sau đó huyện giao cho phòng địa chính điều tra làm rõ vụ việc trên, đến nay vẫn chưa sử lí, mà nay bố em đã mất được 2 năm rồi đất do chính quyền giao gia đình có bị vi phạm không ? em làm sổ đỏ và thủ tục làm sổ đỏ như nào ?
Mong luật sư tư vấn giúp, e xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư trả lời: Quy định về lối đi chung khi bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác ?
>> Xem thêm: Năm 2020, xây nhà lấn, chiếm đất công có bị phạt không ?
4. Thủ tục cưỡng chế buộc di dời tài sản trên đất và mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai ?
Quyết định ra đến nay gần 01 tháng nhưng ông không thực hiện vì nhà ông quá nghèo, không có tiền đóng phạt và ông cũng không chấp hành việc di dời các cây trên. Nhưng ngặt một nổi, một số cây ông trồng nó nằm ngay đường tỉnh lộ, các sếp đi qua thấy mất vẻ mỹ quan, nên chỉ đạo ub phải cưỡng chế.
Em muốn hỏi luật sư trong trường hợp trên phải xử lý như thế nào ? thủ tục như thế nào. Mong luật sư giúp em với.
Cám ơn luật sư rất nhiều!
Trả lời:
Chào bạn, Trong câu hỏi của bạn thật sự còn một số dữ kiện để có cái nhìn tổng thể tốt hơn. Như không biết cơ quan bạn là cơ quan nào, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của bạn như thế nào ?
Nhưng mình suy đoán bạn làm bên UBND cấp xã và như vậy việc để bảo đảm an toàn giao thông cũng như mỹ quan của địa phương, thì việc ra quyết định xử phạt vi phạm là đúng và yêu cầu di dời cũng hoàn toàn hợp lý. Nhưng lý do không di dời của người vi phạm thật sự là gì? và bạn đã động viên giúp đỡ chưa? các tổ chức đoàn thể ở địa phương đâu? gia đình người vi phạm nghèo không đồng nghĩa với việc không di dời được? mà cưỡng chế thì mất hết tình làng nghĩa xóm!!
Vì vậy để thực hiện quyết định trên trước hết bạn nên nhờ đến các cơ quan đoàn thể tại địa phương để giúp đỡ, đối với khoản tiền phạt, có thể nhờ đoàn thể hoặc hướng dẫn đơn xin miễn giảm gì đó. Nếu vẫn không được thì khi đó bạn mới nên tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định.
>> Tham khảo ngay: Có thể tố cáo hàng xóm về hành vi lấn chiếm lối đi chung hay không?
>> Xem thêm: Xin tư vấn về việc xử phạt vi phạm hành chính ?
5. Giải quyết hành vi vi phạm lấn chiếm đất đai ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Khuê . Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định về điểm 2.3 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính:
“2.3. Đối tượng thửa đất
a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
c) Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
d) Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
đ) Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
e) Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng, bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
g) Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh sửa hồ sơ địa chính:
“1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;
b) Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương.
2. Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai:
b) Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) sử dụng.
3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.
4. Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quy định như sau:
… “
Có thể thấy, trách nhiệm đo đạc, chỉnh sửa nếu có thay đổi trong hồ sơ địa chính là do cơ quan địa chính cấp xã thực hiện, cá nhân người sử dụng đất không thể tự đo đạc và đánh dấu mốc ranh giới và cho đó là diện tích đất của mình, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn được ghi nhận là bao nhiêu thì trên thực tế sẽ được công nhận với bấy nhiêu diện tích trên thực tế. Việc tự ý đo đạc và chôn cột mốc ranh giới của ông Uỷ lấn sang phần đất thực tế của bạn sẽ không được công nhận, nếu ông Uỷ có hành vi lấn chiếm đất của bạn thì bạn hoàn toàn có thể tố cáo tới UBND để yêu cầu cơ quan này xử lý giúp bạn, buộc chấm dứt hành vi lấn chiếm của ông Ủy.
>> Tham khảo ngay: Phần đất và phần không gian trên phần lối đi chung được quy định như thế nào trong xây dựng?
>> Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính vì mang gậy 3 khúc trong người bị phạt bao nhiêu tiền ?
6. Lấn chiếm đất qua phần tranh giới đã thỏa thuận ?
Năm 2010, gia đình tôi được cấp Giấy chứng nhận với diện tích là 150m2; đến năm 2016, gia đình tôi xây lại nhà trên toàn bộ diện tích này thì phát hiện thực tế diện tích đất chỉ có 130m2 vì vậy khi xây nhà gia đình tôi đập bức tường ngăn và xây lấn sang so với bức tường cũ để đủ diện tích 150m2 làm phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa 2 gia đình. Liệu gia đình tôi có quyền đòi lại 20m2 còn thiếu so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Và tranh chấp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi : đẹp không tưởng
Trả lời:
Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”
Theo thông tin bạn cung cấp thì ranh giới phân chia của 2 gia đình được giữ nguyên không thay đổi, do đó, khi có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo thực tế với số liệu trên giấy chứng nhận đã cấp thì bạn có thể tự hoà giải với gia đình bên kia, nếu họ không đồng ý thì cần xác định xem việc đo đạc khi tiến hành cấp Giấy chứng nhận có được tiến hành theo đúng quy định không. Nếu việc đo đạc là đúng thì gia đình bạn cần làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, số liệu sẽ được điều chỉnh theo số liệu thực tế. Còn nếu bạn chứng minh được việc đo đạc được tiến hành không đúng quy trình kỹ thuật thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lấy lại phần đất thiếu hụt so với số liệu trên Giấy chứng nhận.
Việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Tuy nhiên, việc gia đình bạn tự ý phá bức tường là ranh giới giữa 2 thửa đất và xây lấn sang thửa đất bên cạnh là không đúng với quy định của pháp luật, hành vi này có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 206 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“Điều 206. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: đẹp không tưởng hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Hàng triệu thuê bao điện thoại di động phải bổ sung ảnh chụp chân dung chính chủ nếu không muốn bị dừng dịch vụ hoặc bị phạt ?