1. Thừa kế đất nhưng có điều kiện không được sang nhượng thì phải làm sao ?
Trả lời:
Chào bạn, Luật Minh Khuê xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Về loại đất được thế chấp:
Căn cứ Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đại năm 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao trong hạn mức, đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, đất được cho thuê mà trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê, đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau:
“…
g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
…”
Như vậy, để thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng, đất mà anh/chị đang sử dụng phải là một trong những loại đất sau:
– Đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất,
– Đất được cho thuê mà trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê,
– Đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất,
– Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế
Tức là trong trường hợp của bạn đất chỉ để sử dụng không được sang nhượng cũng sẽ rơi vào trường hợp không được thế chấp vay vốn ngân hàng.
>> Xem thêm: Thời hạn cấp sổ đỏ, sổ hồng bao lâu là đúng với quy định pháp luật hiện nay
2. Tư vấn làm giấy CNQSD đất ở ?
Trả lời:
Chào bạn, với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi chưa biết rõ về nguồn gốc mảnh đất bạn cần làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mời bạn thạm khảo những quy định dưới đây để đối chiếu với trường hợp của bạn.
Theo quy định tại điều 99 Luật đất đai năm 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
“a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.
Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo Luật đất đai năm 2013
Theo Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai quy định: Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.”
>> Xem thêm: Cơ quan nào cấp sổ đỏ ? Đính chính, thu hồi sổ đỏ đã cấp được thực hiện như thế nào ?
3. Mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Thưa luật sư! Tôi muốn hỏi đất ở ven đường quốc lộ 37 nơi tôi đang sống thì cần phải có bao nhiêu m2 thổ cư cộng với bao nhiêu m2 vườn tạp mới được mua bán chuyển nhượng (đất thổ cư chưa có nhà ở) mong được tư vấn. Xin cảm ơn luật sư
Trả lời:
Chào bạn! Trong trường hợp của bạn pháp luật không quy định về diện tích đất thổ cư hay đất vườn tạp để có thể mua bán chuyển nhượng đất. Điều kiện thực hiện các quyển chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
Luật đất đai năm 2013 quy định Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Ngoài ra, người bán sẽ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai năm 2013.
>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung của xóm ?
4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa ?
Cho em hỏi: hộ gia đình cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nay đã cho Chùa xây dựng trên phần đất đó. Giờ chùa muốn đăng ký cấp giấy thì phải thu hồi phần diện tích trên giấy của hộ gia đình cá nhân. Xin cho em hỏi là sau khi có quyết định thu hồi đất mới đo đạc lập trích đo cấp giấy cho chùa hay lập trích đo để trình ban hành quyết định thu hồi. Và căn cứ theo quy định pháp luật nào?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng được quy định như sau:
Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa…, Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo UBND cấp tỉnh theo các nội dung sau đây:
Tổng diện tích đất đang sử dụng; diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác; diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê; diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.
Về phía UBND cấp tỉnh nơi có đất phải tiến hành kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:
Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết, nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế.
Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15/10/ 1993 đến trước ngày 1/7/2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai.
Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì UBND cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định nêu trên nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 1/7/2004) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.
Như vậy,bạn tham khảo các quy định trên và các thông tin bạn cần tìm hiểu thêm như mục đích hoạt động của chùa ,thời gian mà hộ gia đình cá nhân đã sử dụng mảnh đất đấy,…Để từ đó cáo biện pháp giải quyết phù hợp nhất.
>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung theo luật đất đai ?
5. Đòi lại quyền sử dụng đất đã cho?
Nhà tôi có hai anh em trai, khi lớn anh tôi đi xuất khẩu lao động, sau một thời gian bố tôi mất anh tôi ký cho tôi là em út tất cả quyền sử dụng ruộng đất nhà ở ở trong sổ đỏ nhưng bây giờ con trai anh tôi không muốn cho chúng nó đòi kiện đòi lại thì có được không ạ ?. xin ad trả lời giúp tôi câu hỏi này ạ ! tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, Luật Minh Khuê xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Điều 502, 503 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 502: Hình thức,thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 503: Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đa
Luật đất đai năm 2013 quy định:
Khoản 3 Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.
Căn cứ Điều 502, Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015 và Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực và việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký sang tên quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp của bạn theo quy định tại Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015, khoản 3 Điều 167 và Điều 168 Luật đất đai năm 2013 thì việc tặng cho quyền sử dụng đất có giá trị pháp lý khi có hợp đồng công chứng hợp pháp và đã được đăng ký sang tên. Do đó, nếu như bạn được tặng cho hợp pháp và đã sang tên sổ đỏ thì con trai anh bạn không thể đòi lại quyền sử dụng đất được.Tóm lại việc con trai anh bạn có đòi lại quyền sử dụng đất được hay không là do việc thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai vui lòng gọi ngay: 1900.0159(nhấn máy lẻ phím 4) để được luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
>> Xem thêm: Làm lại sổ đỏ đóng thuế bao nhiêu ? thủ tục như thế nào?
>> Xem thêm: Các loại phí phải nộp khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất ?
6. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – nhà ở ? Sổ đỏ bị mất có được cấp lại không ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0159
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Điều 98 Luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
– Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu thuộc trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ hai, Ông C vốn là người Miền Nam nhưng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã chuyển ra sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hiện mảnh đất mà ông và gia đình đang ở được ông C gây dựng từ khi ra Hà Nội vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nên ông C có nguyện vọng muốn làm Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, do mấy năm trước nhà ông bị cháy nên các giấy tờ về quyền sử dụng đất chứng minh mảnh đất là của ông và gia đình đã không còn. Vậy trường hợp ông C có được cấp Giấy chứng nhận:
Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai năm 2013 có quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo đó, gia đình ông C sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu gia đình ông đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2014 và không vi phạm pháp luật về đất đai, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch (Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0159 để được giải đáp.
Khuyến cáo: Bài viết được Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Minh Khuê thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật trong cộng đồng, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật Minh Khuê để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ: Trụ sở chính: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?