Thứ nhất: Theo Điều 1, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. “Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Thứ hai: Theo Điều 1, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); quản lý phát triển nhà và công sở. 2. Nghị định này được áp dụng đối với: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; b) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này. 3. Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức thuộc trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.”

Thứ ba: (Luật cũ) Theo khoản 3, Điều 45 Luật Xây dựng 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003. “3. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao.”

Thứ tư (Luật hiện hành): Theo khoản 3,4 Điều 7 Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 “3. Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp không có Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện để làm chủ đầu tư. 4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Thứ Năm: Theo Điều 4, Nghị định số: 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính Phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Điều 4. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 1. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các căn cứ sau: a) Ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; b) Chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập; c) Tính chất, đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập; d) Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành.

Kết luận: Như vậy theo tất cả các quy định nệu trên Ban quản lý Xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng ( Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, theo tôi chỉ có đơn vị sự nghiệp công lập gọi chung nhà cơ quan nhà nước mới thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của pháp luật chuyên ngành). Tóm lại Ban quản lý dự án Xây dựng là đơn vị sự nghiệp công lập nói chung là cơ quan nhà nước nhưng không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy theo Điều 1, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực xây dựng.. và Theo Điều 1, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Ban quản lý dự án thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố không phải là đối tượng bị xử phạt VPHC theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ. Xin quý công ty phân tích cách hiểu như căn cứ pháp lý ở trên của tôi có đúng không và phản hồi giúp, chân thành cảm ơn rất nhiều. Rất mong ý kiến trả lời của công ty trong thời gian sớm nhất !.

Câu hỏi được biên soạn từ chuyên mục Tư vấn Luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê.

Trả lời:Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau

1.Cơ sở pháp lí:

Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản.

>&gt Xem thêm:  Mẫu xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (Phụ lục 2.8)

Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp xử lí vi phạm hành chính.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

2. Nội dung trả lời

Ý kiến của bạn cho rằng Ban quản lý dự án thuộc UBND là cơ quan nhà nước nên theo điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP:” Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.” Theo đó, Ban quản lý dự án không thuộc đối tượng bị xử lí vi phạm hành chính theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Tuy nhiên, cách hiểu của bạn là chưa đúng. Cơ quan nhà nước bao gồm: cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp. Ban quản lý dự án không phải là một trong các loại hình cơ quan nhà nước trên.

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 16/2015/NĐ-CP về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập:” Đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công).”

Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP, có tư cách pháp nhân, được thành lập thực hiện những nhiệm vụ được giao nhằm phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng của UBND. Vì vậy, ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập không phải là cơ quan nhà nước nên sẽ bị xử lí vi phạm hành chính theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>&gt Xem thêm:  Mất tài sản có thể trình báo lên công an phường, thị trấn để được giúp đỡ không?

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ.

>&gt Xem thêm:  Mẫu quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử.