Bà tôi tuổi đã cao nên thấy như vậy rất vui và sau nhiều lần tham gia đóng tiền vào công ty có rủ thêm con cháu trong gia đình cùng tham gia nhưng mọi người trong gia đình đều khuyên ngăn nhưng bà không nghe và vẫn cho là họ tốt. Đến nay, bà bị một người đàn ông đến đón cả 2 ông bà đi và kí vào rất nhiều giấy tờ nhưng vì ông bà lớn tuổi không hiểu rõ giấy tờ gì và đã kí hết vào. Và bây giờ ngân hàng thông báo cho gia đình là sổ đỏ của gia đình đã chuyển cho một người khác đó chính là người đã dẫn 2 ông bà đi. Vậy nên hiện giờ gia đình tôi rất lo lắng về vấn đề này và kính mong luật sư tư vấn giúp tôi làm thế này để gia đình tôi có thể lấy lại được số tiền và sổ đỏ mà bà tôi đã bị lừa?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai công ty Luật Minh khuê.
>> Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai gọi: 1900.0159
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Vấn đề của bạn đã được đội ngũ Luật sư chúng tôi nghiên cứu dựa trên một số quy định của pháp luật điều chỉnh. Chúng tôi xin được phân tích theo hướng cụ thể như sau:
1.Cơ sở pháp luật:
– Bộ luật dân sự năm 2015
– Luật đất đai năm 2013
2.Nội dung tư vấn:
>> Xem thêm: Bị lừa đảo qua facebook có khởi kiện được không ? Mất tiền, có đòi lại được không ?
Trước tiên, cần phải xét xem giao dịch dân sự , tức là việc kí vào hợp của ông bà có được coi là có hiệu lưc hay không.
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Theo đó, ” Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 : Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
” Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp “Bà bạn bị những người của 1 công ty lừa đảo để tham gia vào đa cấp” và ông bà lớn tuổi không hiểu rõ giấy tờ gì và đã kí vào một số giấy tờ”. Vấn đề này bạn cần phải có căn cứ rằng Công ty đó có hành vi “lừa đảo” và việc Bà bạn ký các loại giấy tờ do đó phải chứng minh được là không tự nguyện, mục đích giao dịch đó trái với quy định pháp luật trái với đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, bạn phải xem GCN QSDĐ mà Công ty kia cấp đổi từ GCN QSDĐ lại là Ngân hàng thông báo và việc cấp đó có tuân theo quy định của Luật đất đai năm 2013 hay không?. Đó là:
Bước 1: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng , các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
Bước 2: Tiến hành kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND cấp quận/ huyện nơi có nhà, đất
>> Xem thêm: Bị lừa qua mạng có cách đòi được không ? Cách xư lý việc lừa tiền chạy việc
Hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp tới Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có nhà, đất chuyển nhượng.
– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký).
– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
+ Thuế sang tên sổ đỏ:
– Thuế thu nhập cá nhân: 2 %
– Thuế trước bạ: 0,5 % (theo quy định tại Nghị định số 45/2011/NĐ-CP)
Điều 2.Đối tượng chịu lệ phí trước bạ.
>> Xem thêm: Cách giải quyết khi bị lừa tiền nhờ xin việc ? Tố cáo hành vi lừa tiền chạy việc ở đâu ?
1. Nhà, đất.
Điều 6. giá tính lệ phí trước bạ.
Giá tính lệ phí trước bạ là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.
Bộ Tài chính quy định cụ thể trình tự, thủ tục ban hành giá tính lệ phí trước bạ quy định tại Điều này.
Điều 7.Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
1. Nhà, đất mức thu là 0,5%.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có nhà, đất
Hồ sơ kê khai gồm các giấy tờ sau:
– Hợp đồng chuyển nhượng.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
– Biên lai nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
>> Xem thêm: Bị lừa tiền qua facebook thì phải làm gì ? Làm sao để tố cáo khi bị lừa đảo
– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng
Lệ phí sang tên sổ đỏ trường hợp tặng cho gồm:
+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nhận thấy, thủ tục Xin cấp đổi GCN QSDĐ bao gồm nhiều thủ tục và phải liên quan đến nhiều loại giấy tờ về gia đình mà trong khi ban đầu mới chỉ là Khuyên Ông bà không tham gia vào việc Chữ bệnh, Magssa đã nhận được thông báo GCN QSDĐ gia đình bạn đã được chuyển đổi cho người khác.
Tóm lại, vấn đề của gia đình bạn phải làm rõ được tính hợp pháp của giao dịch giữa Ông bà bạn với Công ty. Gia đình bạn có chứng minh được giao dịch đó là trái với quy định pháp luật như: Chữ ký hợp đồng giả tạo, ép buộc hay lừa dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản….(trái quy định về mặt nội dung hoặc hình thức) hoặc trái với đạo đức xã hội (tức là giao dịch dân sự vô hiệu) và việc xin cấp đổi GCN QSDĐ đó có trái với quy định của Pháp luật hay không:
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
MỘT SỐ DẤU HIỆU PHÁP LÝ CẤU THÀNH TỘI PHẠM:
“Thủ đoạn gian dối” ở đây chúng ta có thể hiểu là một người phạm tội đã sử dụng mọi phương pháp để che dấu bằng cách đưa ra những thông tin không đúng sự thật như dùng lời nói dối trá; giấy tờ giả mạo; giả danh người có vụ quyền hạn; giả danh các tổ chức để ký kết hợp đồng không ngay thẳng hoặc kết hợp tất cả các cách làm nói trên. Với những thủ đoạn này người phạm tội làm cho người chủ tài sản tin nhầm tưởng giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay mà “tự nguyện” trao tài sản để họ chiếm đoạt tài sản đó. Do đó hành vi gian dối có tình chất sau đây:
+ Hành vi gian dối phải có trước hoặc đi liền với hành vi chiếm đoạt, hai hành vi này có mối quan hệ nguyên nhân: Tức là thủ đoạn gian dối của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp, điều kiện trực tiếp của kết quả, mục đích chiếm đoạt- chuyển dịch tài sản từ người quản lý sang người phạm tội.
+ Thủ đoạn gian dối của người phạm là căn cứ để người bị hại “tự nguyện” trao tài sản: Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, việc chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện dưới hình thức tự nguyện. Có nghĩa là, vì tin vào những thông tin sai sự thật của người phạm tội mà người bị hại đã “tự nguyện” trao tài sản cho người phạm tội, khác với trong tội cướp hay cướng giật, tài sản rơi vào tay người phạm tội, sự dịch chuyển tài sản từ người bị hại hoàn toàn là do hành vi vũ lực, cưỡng ép… của người phạm tội, hoàn toàn không xuất hiện yếu tộ “tự nguyện” như trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
>> Xem thêm: Quy định về cấp sổ đỏ cho đất khai hoang mới nhất năm 2020 ?
Nếu xét thấy và có chứng cứ cho rằng Công ty kia có các hành vi thỏa mãn một số dấu hiệu như đã phân tích ở trên thì có tố cáo về hành vi Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009) và người có hành vi phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt theo quy định tại các khoản 1,2,3,4 và có thể phải chịu hình phạt bổ sung tại khoản 5 điều 139 Bộ luật này).
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0159 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật MInh Khuê
>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2020 ?