Những nguyên tắc người Do Thái dạy con để chúng trở thành thiên tài
Được biết đến là dân tộc thông minh nhất thế giới, người Do Thái còn là đề tài cho khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng sự thông minh này được di truyền qua nhiều đời.
1. Dạy con tôn thờ trí tuệ
Các bậc cha mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi.
Theo họ: “Nếu nhà mình bị cháy, con chỉ cần mang theo trí tuệ – thứ không ai có thể cướp mất của con và chúng giúp con gây dựng lại cuộc sống”.
Người Do Thái có một câu ngạn ngữ: Trên đời có ba thứ mà không ai có thể cướp đoạt mất của bạn. Một là thức ăn đã vào dạ dày; hai là mơ ước ở trong lòng và ba là kiến thức đã học ở trong đầu. Đó cũng là lý do mà dân tộc Do Thái luôn coi trọng tri thức và khả năng học hỏi.
Thế mới thấy, cứ nói về trí tuệ là người Do Thái nhấn mạnh đó là thứ quý giá nhất của con người.
Để khuyến khích lòng yêu sách – thứ mang lại trí tuệ cho loài người thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã chấm mật ong lên sách để cho bé liếm, việc này giúp tiềm thức của chúng ghi nhận rằng sách là thứ ngon ngọt, khơi gợi tình yêu trong chúng với sách.
Họ còn hướng dẫn con khả năng tự học, tiếp nhận kiến thức thông qua nhiều hình thức như thu thập, lựa chọn tài liệu hợp lí, giao lưu với nhiều người để học hỏi,… Với người Do Thái, không bao giờ là quá muộn cho việc học tập. Xem thêm: Lời Phật dạy về việc nuôi dạy con nên người
2. Cho phép con mạo hiểm
Khi được làm mọi thứ mình thích, chúng sẽ tự tin hơn, không e ngại bất cứ việc gì. Thậm chí, bé có trèo cây và ngã bị thương thì người Do Thái cho rằng đó là bài học cần thiết để bé tự nhận ra đâu là việc không nên làm.
Người Do Thái tin rằng nếu muốn con thành công thì phải cho phép con được mạo hiểm, bước ra khỏi vùng an toàn và tự khám phá thế giới xung quanh. Họ dù không thực sự hỗ trợ nhưng luôn âm thầm ở bên quan sát, cho phép con luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.
3. Không nói lời tiêu cực nhưng phải khen ngợi khi cần
Người Do Thái không bao giờ dùng lời lẽ tiêu cực để chỉ trích khi con không được điều gì hay chúng đã làm bố mẹ thất vọng đến thế nào. Thay vào đó, họ sẽ nói rằng: “Bình thường con rất ngoan ngoãn nhưng sao lần này để xảy ra chuyện như vậy?”.
Với thành tích tốt của trẻ, tất cả thành viên trong gia đình đều nói lời khen ngợi và thậm chí các ông bố bà mẹ thích khen chúng trước đám đông để giúp trẻ muốn khẳng định vị trí của mình trong lòng mọi người.
4. Không quá quan trọng vẻ bề ngoài
Trong khi Hàn Quốc là đất nước xem trọng vẻ ngoài nhất với các dịch vụ thẩm mỹ mọc lên như nấm thì ở đất nước Do Thái thì mọi việc ngược lại.
Thời gian là để tập trung khai mở trí tuệ nên họ không muốn các con dành quá nhiều thời gian để quan tâm tới vẻ bề ngoài. Khi các con vui chơi, họ chấp nhận việc để chúng được lấm bẩn, vì việc giữ gìn sạch sẽ cho con khi ra ngoài là không cần thiết, bởi nó sẽ hạn chế quá trình vui chơi, học hỏi của chúng.
Họ dạy con hiểu rằng chỉ cần quần áo tươm tất, sạch sẽ, cơ thể thơm tho là đủ, không cần phải tô vẽ quá nhiều làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của chúng.
5. Dạy con quản lý thời gian
Không những thế, các môn như đàn violin, tiếng Anh, Toán học… và hỗ trợ các con quản lý thời gian hợp lý để học được càng nhiều càng tốt.
6. Dạy con biết chịu trách nhiệm
Vì vậy ngay từ nhỏ, trẻ em Do Thái đã đã được bố mẹ bảo ban đức tính này, không những thế, họ còn luôn ý thức mình là tấm gương để các con noi theo. Tham khảo: Cách Đức Phật dạy con dễ hiểu và vô cùng sâu sắc
7. Dạy con tự lập
Trong khi hầu hết chúng ta cho rằng trẻ còn nhỏ nên không biết gì, ngại bảo ban chúng nhưng các bậc phụ huynh ở đất nước này luôn tận dụng giai đoạn vàng từ 0 đến 5 tuổi để dạy bé thật nhiều điều hữu ích và giúp con định hình tính cách.
Họ cùng hỗ trợ cho con hình thành những thói quen tốt để có thể tự chăm sóc và lo liệu tốt cho cuộc sống của mình. Những việc làm tốt được lặp đi lặp lại khi còn nhỏ sẽ dễ dàng tạo thành thói quen ở con khi trưởng thành.
Bố mẹ Do Thái dạy con có được tính tự lập, họ để con làm được những việc trong khả năng của mình vì bố mẹ có việc riêng của bố mẹ còn con có việc riêng của con.
8. Dạy con tôn trọng gia đình
Bên cạnh đó, họ cố gắng tạo cho con môi trường sống tràn ngập yêu thương nhất. Bởi nếu thấy bố mẹ luôn yêu thương nhau, tôn trọng nhau thì trẻ sẽ thấm nhuần những giá trị sống tốt đẹp, có cách cư xử tốt không chỉ trong gia đình mà còn những người xung quanh.
9. Học cách làm cha mẹ
(Tổng hợp)