Mẹ Khổng Tử dạy con – Ta học được điều gì từ vị thầy vĩ đại ấy?
Triết học của ông nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, các đức tính “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”… Những điều tuyệt vời ấy của ông luôn được ca ngợi nhưng ít ai biết rằng, người lặng thầm đứng sau thành công của ông là mẹ.
Khổng Tử sớm mồ côi cha, mẹ ở vậy nuôi con
Theo “Khổng Tử gia ngữ” ghi lại mẹ Khổng Tử là Nhan Chinh – cô con gái út trong một gia đình gia giáo. Khi cô sang tuổi 20 nghe thấy cha bày tỏ với các con của mình rằng Thúc Lương Ngột tuy là bậc sĩ nhưng lại là con cháu của Thánh Vương.
Ông nói: “Thúc Lương Ngột chiều cao 10 xích, sức lực vượt trội. Cha rất mong muốn có quan hệ thông gia với họ nhưng ông ta tuổi đã cao, tính tình lại nghiêm khắc. Trong 3 người các con ai có thể ưng ý làm vợ ông ta?”.
Thúc Lương Ngột tuổi đã ngoài 60 tuy khá chênh lệch với Nhan Chinh nhưng cô ưng thuận vì đó là cách cô có thể thực hiện được ý nguyện của cha. Nhan Chinh Tại bước lên trước và nói: “Phận làm con, cha đặt đâu con ngồi đó, sao cha lại hỏi chúng con?”.
Mẹ Khổng Tử chỉ là vợ thứ nhưng cô không vì thế mà ganh tị hay ghen ghét với ai. Bởi vì Thúc Lương Ngột lúc ấy tuổi đã cao, Nhan Chinh Tại e rằng sẽ khó mà lập tức có con ngay được nên đã lén đến núi Ni Khâu cầu nguyện có thể thuận lợi sinh con. Sau đó, Nhan Chinh Tại đã sinh hạ được người con trai, đó chính là Khổng Tử.
Chọn môi trường tốt cho con học hỏi ngày từ nhỏ
Nhà cha mẹ đẻ của bà Nhan Chinh Tại là gia đình danh giá ở kinh đô, họ sẵn lòng cưu mang hai mẹ con trong hoàn cảnh khó khăn ấy. Khúc Phụ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của nước Lỗ, hơn nữa còn có nhiều sách cổ của bậc thánh hiền, thầy giáo giỏi cũng nhiều.
Mẹ của Khổng Tử còn muốn con trai học tập các loại lễ nghĩa của nhà Chu để tương lai lớn lên có thể phụ tá minh quân, giúp ích cho dân chúng, đất nước. Bởi vì nhà Khổng Tử sống cách Tông phủ không xa, cho nên mỗi khi đến nghi thức tế lễ, mẹ Khổng Tử đều tìm cách để con trai mình được chứng kiến.
Chọn môi trường sống thích hợp với trẻ mà Đức Phật ta đã dạy là :”Phải ở những nơi đáng ở”, cốt để tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường, từ ngoại tại đem lại, bởi vì “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Vì thế, các bậc phụ huynh muốn dạy con hãy lưu ý đặc biệt điều này.
Đích thân dạy dỗ con
Trong cuốn sách “Đạo làm con”, Khổng Tử đã so sánh tình cảm mẹ con như một loại tiền phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, ông nói: “Mẹ là người được ông trời ban cho, trong khi đó những đồng tiền khác là do triều đình ban hành.”
Điều này hàm ý ông có mẹ nghĩa là có được tiền bạc, châu báu trong tay mình rồi. Bà Nhan Chinh Tại là con của một trí thức uyên bác nên ngay từ nhỏ đã được cha trực tiếp truyền thụ kiến thức và dạy dỗ, từ đó, bà đã tích lũy được lượng kiến thức học vấn và tu dưỡng phong phú.
Khi Khổng Tử bắt đầu tròn 5 tuổi, bà bắt đầu đích thân dạy con học tập. Bà còn mở lớp, soạn lại những sách cha bà để lại, thu nhận năm học trò nhỏ tuổi vừa để dạy dỗ, vừa để con có bạn học, vừa để lấy chút học phí trang trải cuộc sống hai mẹ con.
Tìm thầy giáo giỏi cho con
Khổng Tử theo học nơi được gọi là “Tường”, là học phủ của nhà nước. “Tường” tập trung những người thầy giỏi nhất nước Lỗ và dạy dỗ phi thường nghiêm khắc. Ở đây, Khổng Tử học thơ ca, đọc sách cổ, học lịch sử…, những môn mà hậu thế gọi là “thi, thư, lễ, nhạc”.
Tìm hiểu về cách mẹ Khổng Tử dạy con bạn sẽ nhận ra tấm lòng của người mẹ thương con như trời biển cùng quyết tâm thay đổi mọi thứ để nuôi dưỡng con mình được nên người. Vậy mới biết những bậc vĩ nhân trên thế giới có được sự thành công mà nhiều người biết đến là đằng sau sự thấp thoáng của tình mẫu tử thiêng liêng, to lớn đó.
Minh Minh (Tổng hợp)