Xin nghỉ việc khi đang mang thai thì có được hưởng chế độ thai sản ?

 

Điều kiện hưởng chế độ thai sản và quy định pháp luật lao động về chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ là những vấn đề pháp lý được người lao động quan tâm. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể quy định về vấn đề trên:

xem thêm :  shop hoa tươi gia lai 

Xin nghỉ việc khi đang mang thai thì có được hưởng chế độ thai sản ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn gửi câu hỏi về bộ phận tư vấn chế độ bảo hiểm thai sản của Công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Luật áp dụng trong trường hợp này là Luật bảo hiểm xã hội 2014 . Điều 31 Luật này quy định điều kiện hưởng thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, bạn cũng phải đóng đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn mới được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Bạn không cung cấp thời điểm sinh nên chúng tôi không thể xác định chính xác cho bạn là có được hưởng hay không.

Tuy nhiên, Luật này có quy định trong trường hợp bạn đã đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp bạn đã đóng đủ bảo hiểm 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh mà chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội : 1900.6162. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Mở công ty riêng khi đang xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản ?

Tên: Nguyễn Văn A. Thời gian nghỉ việc: 31/12/2012. Lý do nghỉ việc: từ chức/lý do cá nhân. Ngày làm việc cuối cùng: 31/12/2012.

Sau đó giám đốc nhân sự tiếp tục yêu cầu tôi viết đơn xin nghỉ việc (resignation lettet) nhưng tôi không làm và không chấp nhận gói hỗ trợ của công ty dành cho tôi nếu tôi nghỉ việc. Ngay lập tức họ trở mặt nói rằng mẫu văn bản bàn giao tài sản do tự tay tôi viết và ký chính là thư xin nghỉ việc rồi. Tôi không chấp nhận luôn nói rằng tôi không xin nghỉ việc. Tuy nhiên, đến ngày 01/02/2013 công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cho tôi làm việc nữa.

Xin quý công ty tư vấn giúp tôi, Tôi phải làm gì trong trường hợp này? Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý công ty.

Người gửi: Nguyễn Loan

Cần làm gì khi công ty ép nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật Minh Khuê xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Bạn cần xác định xem mình có thuộc trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 bộ luật lao động năm 2019 dưới đây hay không:

“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”.

Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn là trái pháp luật.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

1) Đề nghị hòa giải viên lao động đứng ra giải quyết.

2) Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Ý kiến trả lời bổ sung:

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Bạn vui lòng kiểm tra lại lý do mà người sử dụng lao động đưa ra có phù hợp với các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động hay không. Trường hợp Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn mà không thỏa mãn một trong các trường hợp nêu trên thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Điều 41 Bộ luật lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên nhờ công đoàn cơ sở can thiệp giúp. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với hòa giải viên lao động (tại Phòng lao động – thương binh – xã hội cấp huyện nơi Công ty có trụ sở) hoặc nộp hồ sơ khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nới Công ty có trụ sở để được giải quyết.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý: Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động

>&gt Xem thêm:  Tìm được việc làm mới hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Điều 137 bộ luật lao động năm 2019 quy định về Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:

Điều 137. Bảo vệ thai sản

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

khoản 7, Điều 4 bộ luật lao động xác định Chính sách của Nhà nước về lao động và Nghị định 85/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động chính sách lao động nữ:

“Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên”.

Căn cứ vào các quy định nêu trên thì việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ vì lý do mang thai đang đi vi phạm quy địnht ại khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động. Quý khách hàng có thể căn cứ vào Điều 37, Điều 41, Điều 42 Bộ luật lao động để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Quy định về chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn khi người lao động đang có thai ?

>&gt Xem thêm:  Chúng ta đã học được những gì trước khi chào đời ?

Nếu được thì thủ tục tôi phải làm như thế nào và hồ sơ nộp tại địa chỉ nào? Do tôi đã nghỉ việc trước khi sinh nên công ty không giải quyết vấn đề thai sản giúp tôi.

Xin cám ơn!

Nghỉ việc trước khi sinh, công ty không giải quyết vấn đề thai sản?

Luật sư tư vấn lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng BHXH từ tháng 8/2014 bạn dự định nghỉ vào tháng 04/2015, dự kiến đầu tháng 10/2015 thì sinh con.

Theo luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại điều 31 có quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Bạn sẽ sinh con vào đầu tháng 10/2015, cho nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2015. Bạn đóng bảo hiểm từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015, tức là bạn đã đóng 7 tháng bảo hiểm trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh. Cho nên, bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Về hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

– Đơn của người lao động nữ sinh con (mẫu số 11B-HSB).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất mong hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Tư vấn về chế độ tử tuất cho cựu chiến binh mới cập nhật?

>> Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài : 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin phép được trả lời như sau:

quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Như vậy, chỉ cần bạn đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì bạn hoàn toàn có thể hưởng chế độ thai sản mặc dù trước đó bạn đã nghỉ việc. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng bảo hiểm từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015 tức là bạn đã đóng bảo hiểm được 8 tháng, bạn hoàn toàn có thể hưởng bảo hiểm thai sản.

Về thủ tục bao gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con

– Đơn xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu)

Bạn có thể nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hi vọng phần tư vấn của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm:  Hỏi đáp về luật lao động khi bị điều chuyển công việc không đúng chuyên môn ?

Mang thai 6 tuần bị sẩy đăng ký bảo hiểm xã hộ thế nào ?

Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số : 1900.6162

Trả Lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời lời như sau:

Điều 33 luật bảo hiểm xã hội năm 2104 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, theo đó:

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

Trong trường hợp của bạn, đối với thai 6 tuần tuổi thì bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 20 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bị sảy thai, người lao động nộp cho người sử dụng lao động nơi đang đóng bảo hiểm xã hội hồ sơ đề nghị hưởng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ đối với từng người lao động; giải quyết và chi trả chế độ thai sản cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.

hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ bị sảy thai gồm:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900.6162

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh KHuê

>&gt Xem thêm:  Về việc sinh con của phụ nữ là giáo viên đã ly hôn ?

Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước …

Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau …

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong …

Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân …

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu sau 12 tháng không có nhu cầu tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm …

VD: trợ cấp thất nghiệp rút bảo hiểm xã hội 1 lần nghỉ thai sản tai nạn lao động cách tính bảo hiểm

(*) Lưu ý: Cước phí kết nối với các đầu số tư vấn dịch vụ 1900 của Luật Minh Khuê là 8.000 VNĐ/01 phút đối với tất cả các nhà mạng

xem thêm  shop hoa tươi lê đức thọ

Xin nghỉ việc khi đang mang thai thì có được hưởng chế độ thai sản ?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản và quy định pháp luật lao động về chấm dứt hợp đồng lao động với phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ là những vấn đề pháp lý được người lao động quan tâm. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể quy định về vấn đề trên:

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tươi

điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

cây ba kíchđặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương , 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

 

 

 

Chát Zalo
Gọi Điện