Tư vấn trường hợp công ty không thanh toán chế độ thai sản ?
xem thêm : shop hoa tươi gia lai
Đã nhiều lần tôi hỏi và làm việc với cơ quan chủ quản nơi tôi làm việc đều nhận được câu trả lời là bảo hiểm xã hội không làm thủ tục thanh toán cho tôi vì công ty tôi còn nợ bảo hiểm xã hội.
Vậy tôi xin hỏi luật sư: trường hợp của tôi muốn thanh toán được bảo hiểm thai sản thì phải làm thế nào? Bên bảo hiểm xã hội không thanh toán chế độ cho tôi có đúng không? Tôi có thể liên lạc làm việc với cơ quan bảo hiểm như thế nào để được hưởng đúng chế độ. Hiện cơ quan tôi đang đóng bảo hiểm tại BHXH huyện Gia Lâm – Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: H.T
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi số:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Khuê. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Vì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016 nên trong trường hợp của bạn áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, cụ thể như sau:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là:
“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy nếu bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản cho bạn thì công ty có nghĩa vụ chi trả chế độ thai sản cho bạn. Cụ thể theo hướng dân tại Công văn 1741/LĐTBXH-BHXH V/v giải quyết vướng mắc trong thực hiện chế độ ốm đau, thai sản có quy định:
“Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, sau đó người sử dụng lao động thực hiện quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội (quyết toán hàng quý hoặc sớm hơn đối với số trường hợp số tiền chi trả chế độ cho người lao động vượt nhiều so với số tiền được giữ lại trong quý). Đối với các đơn vị chưa được quyết toán do đơn vị còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, nay đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội thì tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện quyết toán chi trả chế độ ốm đau, thai sản theo quy định.”
Như vậy căn cứ vào quy định trên thì công ty có nợ tiền Bảo hiểm xã hội nhưng công ty vẫn phải có nghĩa vụ giải quyết chế độ thai sản cho bạn. Sau đó công ty sẽ thưc hiện quyết toán với cơ quan bảo hiểm sau.
Việc công ty không thanh toán chế độ thai sản cho bạn là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ có thể bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 28: Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;
c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”
Do vậy bạn có thể khiếu nại lên công ty hoặc nhờ Công đoàn của công ty can thiệp để được giải quyết chế độ thai sản mà bạn được hưởng.
>> Xem thêm: Đóng bảo hiểm thất nghiệp có gián đoạn hay phải liên tục ?
Trong đó ở công ty trước vợ em đóng tháng 8 và tháng 9 năm 2014 và công ty mới đóng từ tháng 1 năm 2015 đến đầu tháng 6 này thì nghỉ thai sản. Vậy vợ em có được hưởng chế độ thai sản không ?
Em xin trân thành cám ơn!
Người gửi: Son Nguyen
Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số : 1900.6162
Trả lời
Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.
Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
Vì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 nên trong trường hợp của bạn áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, cụ thể như sau:
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2006:
“Điều 28: Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội:
“1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”
Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH quy định tại khoản 1 mục II: “1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Căn cứ vào quy định trên, xét trường hợp của vợ bạn: vợ bạn sinh con vào đầu tháng 7/2015 thì 12 tháng trước khi sinh của bạn sẽ được tính là 6/2014 – 6/2015. Theo đó, vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội vào tháng 8 và tháng 9 năm 2014 ở công ty cũ và công ty mới đóng từ tháng 1/2015 đến đầu tháng 6/2015. Vậy vợ bạn đóng vừa tròn được 5 tháng. Do vậy, vợ bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản.
>> Xem thêm: Mở công ty riêng khi đang xin trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản ?
Em có được hưởng 6 tháng thai sản như bình thường hay không?
Người hỏi: Dung Nguyen Thi
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định”.
Như vậy, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là những chế độ riêng.
Theo công văn 4064/THU đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị. Khi tham gia bảo hiểm hiểm xã hội, người sử dụng lao động đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ:
Người sử dụng lao động đóng 22% (18% nộp quỹ BHXH, 3% nộp quỹ BHYT, 1% nộp quỹ BHTN)
Người lao động đóng 10,5% (8% nộp quỹ BHXH, 1,5% nộp quỹ BHYT, 1% nộp quỹ BHTN)
Trong trường hợp này, khi bạn đã nhận trợ cấp thất nghiệp là ba tháng thì sổ bảo hiểm xã hội của bạn vẫn tồn tại.
Nếu bạn đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóthẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.
>> Xem thêm: Tìm được việc làm mới hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Tính đến nay, tôi đã làm việc ở công ty hiện tại được hơn 4 năm với hợp đồng không xác định thời hạn. Do công việc hiện tại áp lực trong khi tôi mới phát hiện có thai được 2 tháng, nên tôi dự định xin nghỉ việc trước thời gian sinh 6 tháng để giữ sức khỏe cho 2 mẹ con). Vậy trong trường hợp của tôi:
1. Tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ việc ở nhà đó không?
2. Tôi có được hưởng chế độ thai sản không và như thế nào? Vì theo tôi được biết, chế độ thai sản là được hưởng 100% lương trung bình của 6 tháng trước khi sinh, nhưng 6 tháng trước khi sinh đó, tôi nghỉ ở nhà, không có lương.
Rất mong nhận được sự giải đáp nhiệt tình của luật sư! Trân trọng cảm ơn!
Người hỏi: Trận Thị Thanh Như
Tư vấn hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
* Thứ nhất: về bảo hiểm thất nghiệp:
Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Như vậy, trong trường hợp này, bạn xin nghỉ thai sản sớm chứ không phải chấm dứt hợp đồng lao động, theo quy định của pháp luật thì bạn không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
* Thứ hai: về chế độ thai sản:
Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về việc nghỉ thai sản, cụ thể như sau:
“Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, theo như bạn trình bày thì bạn nghỉ trước khi sinh là 6 tháng, theo quy định của pháp luật thì bạn vi phạm thời gian nghỉ thai sản, trong trường hợp này, bạn có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho tới khi đủ thời hạn để được hưởng trợ cấp thai sản.
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản mới nhất
Sau đó tôi được nhận 9. 500.000 tiền chế độ thai sản. Vậy cho tôi hỏi mức nhận như vậy đã đúng chưa? Vì tôi tính ra thì chưa có tiền tã lót và tiền nghỉ dưỡng thai sản ?
Mong văn phòng giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: thuong thuong
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:
Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 139. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Theo khoản 1 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì “mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.
Từ các quy định trên, khi bạn nghỉ sinh con, chế độ thai sản đầu tiên bạn được hưởng đó là 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ sinh. Cụ thể, số tiền bạn được hưởng = 6 x 1.800.000 đồng = 10.800.000 đồng.
Ngoài việc được hưởng 100% tiền lương 6 tháng trên bạn còn được hưởng những quyền lợi sau:
– Hưởng trợ cấp một lần khi sinh con, mức trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con theo quy định tại Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 = 2 x 1.150.000đồng = 2.300.000 đồng
– Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian nghỉ hưởng chế độ do sinh con, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày một năm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe; mức hưởng cho một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình ( 25% x 1.150.000 đồng = 287.500 đồng) và bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung (40% x 1.150.000 đồng = 460.000 đồng) theo quy định tại Điều 37, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình. Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn quan tâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.6162.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật BHXH – Công ty luật Minh Khuê
>> Xem thêm: Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu (12 tháng) trước khi sinh con để hưởng chế độ thai sản ?
Em tôi ba năm trước bị kết án tù về tội cướp tài sản, tòa xử 5 năm tù, trong các đợt ở trại thì em tôi luôn chấp hành tốt các quy định và đều đạt khá trở lên, vậy cho tôi hỏi điều kiện để tha tù trước …
Khi thực hiện hợp đồng vay các bên cần chú ý những vấn đề sau để tránh được những hành vi vi phạm quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hình sự đồng thời hạn chế được những rủi ro trên thực tế. Sau …
Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu nhờ một chủ thể khác thay mình đứng tên trên GCNQSDĐ, điều này đã làm phát sinh rất nhiều tranh chấp và khó chứng minh được nguồn chứng cứ. Trong …
Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân …
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động có quyền rút tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu sau 12 tháng không có nhu cầu tiếp tục đóng tiền bảo hiểm xã hội, không tiếp tục tham gia bảo hiểm …
VD: trợ cấp thất nghiệp rút bảo hiểm xã hội 1 lần nghỉ thai sản tai nạn lao động cách tính bảo hiểm
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm thất nghiệp miễn phí qua tổng đài điện thoại
Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại
Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng
(*) Lưu ý: Cước phí kết nối với các đầu số tư vấn dịch vụ 1900 của Luật Minh Khuê là 8.000 VNĐ/01 phút đối với tất cả các nhà mạng
xem thêm shop hoa tươi lê đức thọ
Tư vấn trường hợp công ty không thanh toán chế độ thai sản ?
xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi , shop hoa tươi
điên hoa 24gio , hoa tươi đẹp không tưởng, hoa tươi
cây ba kích, đặt tên đẹp ,Những câu nói hay , Rối Loạn Cương dương ,
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa
Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp